Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của TPHCM | |
Sản xuất,ìdòngchảyxuấtkhẩunôngsảnnhấtlàxuấtkhẩusangTrungQuốkeonhacai goc xuất khẩu nông sản “thay da đổi thịt” nhờ tái cơ cấu | |
Phấn đấu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 62 tỷ USD vào năm 2030 | |
Nông sản xuất sang Trung Quốc -chính ngạch để vững bền |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến |
Tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2021, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thu về kết quả khá khả quan bất chấp đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát tại Việt Nam. Điều gì giúp nông sản Việt thu về kỳ tích này, thưa Thứ trưởng?
5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 42,4 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng tháng 5/2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5,01 tỷ USD, tăng 40,2% so với tháng 5/2020.
Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: Cao su, chè, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm, quế,… Trong đó, cao su, chè, nhóm hàng rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và trị giá xuất khẩu.
Chính sự chủ động, tích cực của các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của ngành chức năng đã làm nên kỳ tích này.
Hiện nay, Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Điều này khiến các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn với nông, lâm, thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam. Xin Bộ trưởng chia sẻ rõ hơn về những giải pháp duy trì ổn định “dòng chảy” xuất khẩu nông sản thời gian tới?
Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, một số thời điểm đã xuất hiện tình trạng hàng hóa ứ đọng trên cửa khẩu với lượng lớn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chủ động làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và các tham tán thương mại cùng bàn bạc, đề nghị các tỉnh biên giới bố trí lực lượng kéo dài thời gian thông quan, làm thêm giờ.
Bên cạnh đó, Bộ có công văn cho các tỉnh ưu tiên những nông sản có tính mùa vụ được thông quan trước. Nhờ đó, việc xuất khẩu vẫn diễn ra bình thường.
Năm nay, Bộ NN&PTNT cũng chủ động sớm, thành lập các đoàn công tác lên làm việc với các tỉnh biên giới để thúc đẩy thông quan, tạo “luồng xanh” cho nông sản.
Bộ NN&PTNT mới đây cũng đã có công văn gửi các bộ, ngành chức năng như: Giao thông vận tải, Y tế, Công an, Tài chính đề nghị các cửa khẩu tổ chức phân luồng thông quan, ưu tiên với nhóm hàng nông sản khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ; kéo dài thời gian làm việc, tạo điều kiện thông thoáng về thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, rà soát các loại thuế, phí, có các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí vận tải (như giảm phí cầu đường, bến bãi; giảm phí dịch vụ tại các cửa khẩu, cảng biển) để giảm chi phí lưu thông hàng hóa; quan tâm triển khai cơ chế ưu tiên tiêm vaccine sớm cho đối tượng lái xe vận chuyển, giao nhận hàng hóa…
Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu, tiêu thụ nội địa cũng là giải pháp quan trọng được Bộ NN&PTNT quan tâm đẩy mạnh thời gian gần đây, đặc biệt là mô hình kết nối, tiêu thụ nông sản an toàn mà Bộ NN&PTNT kết hợp với 3 đơn vị Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) triển khai ngay đầu tháng 6/2021. Thứ trưởng đánh giá ra sao về triển vọng của mô hình này?
Thời gian qua, Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương để bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.
Bộ NN&PTNT đang tập trung giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ nhanh các mặt hàng nông sản đang chính vụ thu hoạch như vải thiều. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại các sàn thương mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee,…; chủ động tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, đàm phán thu mua vải thiều; đẩy mạnh đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây, thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU,...
Đối với thị trường trong nước, để không còn những hình ảnh nông sản phải giải cứu, làm méo mó thị trường, gây tổn thương nông dân, Bộ đã phối hợp với các hội đoàn thể ra mắt các điểm kết nối tiêu thụ nông sản, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn bán hàng trên các nền tảng công nghệ số.
Mô hình kết nối cung- cầu này chính quy, chuyên nghiệp hơn, vừa cung cấp sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng, vừa nâng niu giá trị nông sản Việt. Các điểm bán hàng được thiết kế, phân luồng theo quy chuẩn phòng chống dịch bệnh Covid-19. Khẩu hiệu đưa ra cho mô hình kết nối cung-cầu này là: "Nâng niu giá trị nông sản Việt, san sẻ, kết nối yêu thương vượt qua đại dịch".
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Đến thời điểm hiện tại, mọi kế hoạch sản xuất lương thực thực phẩm của Việt Nam vẫn theo sát các mục tiêu đề ra. Đối với lương thực, đến nay ngành nông nghiệp đã thu hoạch được 16,6 triệu tấn, dự kiến hết vụ Đông Xuân sẽ thu hoạch được 20,6 triệu tấn (tăng 2,5 % so với năm 2020). Ngoài ra, rau màu, hoa quả hiện nay cũng rất dồi dào. Về thực phẩm, năm nay ngành nông nghiệp dự kiến cung ứng 8,6 triệu tấn thủy sản, đến thời điểm hiện tại đã đạt được 3,3 triệu tấn (tăng 2,6% so với năm ngoái, trong đó 1,6 triệu tấn khai thác và 1,7 triệu tấn nuôi trồng). Với mặt hàng thịt, năm nay ngành nông nghiệp phấn đấu cung ứng khoảng 5,6 triệu tấn. Hết quý 1/2021, tăng trưởng của ngành chăn nuôi đạt 7,12%. Tổng kết đến thời điểm tháng 5/2021, đàn lợn tăng 11,1%, gia cầm tăng 6,4%, mặt hàng sữa vẫn tăng rất đều đặn. Đối với trứng, năm nay dự kiến cung ứng 15 tỷ quả. |