Một nghiên cứu mới cảnh báo các thành phố trên khắp thế giới đang bị sụt lún dưới sức nặng của phát triển đô thị trong lúc mực nước biển đang dâng. Tòa tháp Millenium. Ảnh: SAN FRANCISCO CHRONICLE Tòa tháp Millennium ở TP.San Francisco,ốđngđcđsố liệu thống kê về eintracht frankfurt gặp union berlin bang California, Mỹ đã lún hơn 48,26cm sau 10 năm. Vào cuối năm 2020, các kỹ sư bắt đầu thực hiện dự án trị giá 100 triệu USD để ngăn tòa nhà cao 58 tầng nghiêng và lún sâu hơn nữa. Một nghiên cứu mới nhằm xác định xem việc xây các tòa nhà cao tầng góp phần thế nào vào tình trạng sụt lún đất tại nhiều thành phố. Đô thị hóa chỉ là một trong số các nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí AGU Advances ước tính rằng tác động của nó đang tăng khi ngày càng có nhiều người chuyển đến các thành phố. Hậu quả là các thành phố đông đúc có nguy cơ sụt lún nhanh hơn các khu vực kém phát triển. Theo trang Bloomberg, nhà nghiên cứu Tom Parsons tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, đã tập trung nghiên cứu khu vực Vịnh San Francisco để tìm hiểu tác động trên. Ông ước tính rằng trọng lượng chung của tất cả tòa nhà ở TP.San Francisco là khoảng 1.600 tỉ kg. Chỉ nhiêu đó thôi cũng có thể khiến đất bị lún tới 80mm khi thành phố phát triển theo thời gian. Nghiên cứu trước đây vào năm 2018 cho thấy các khu vực đông đúc xung quanh Vịnh San Francisco đang lún gần 2 mm/năm. Tại một số khu vực đông dân, con số này lên đến 10 mm/năm. Khu vực này cũng phải đối mặt với các mối đe dọa về lũ lụt thảm khốc do mực nước biển dự kiến sẽ tăng gần 30,48cm vào năm 2050 và 91,44cm vào cuối thế kỷ XXI. Các yếu tố như bơm nước ngầm, xói mòn và sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo cũng góp phần gây ra sụt lún. Nghiên cứu mới trên có nhắc đến TP.Lagos, Nigeria, nơi dân số hiện ở mức hơn 14 triệu người và dự kiến tăng gấp đôi trong 3 thập kỷ tới. Thành phố này hiện đang sụt lún ở mức 2-87mm mỗi năm. Các khu vực ven biển của thành phố đang có tốc độ sụt lún nhanh hơn. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Indonesia đang thúc đẩy kế hoạch chuyển thủ đô ra khỏi Jakarta, một phần để giảm bớt áp lực cho thành phố quá đông đúc. Jakarata hiện là đô thị sụt lún nghiêm trọng nhất trên thế giới (khoảng 10cm mỗi năm). Còn TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam, kết quả đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại 347 mốc từ năm 2005 đến 2017 cho thấy lún biến đổi 1,1-81,4cm, trung bình 23,27cm, tốc độ lún 0,09-6,78 cm/năm (trung bình 1,99 cm/năm). Mức độ lún nhất ở phường An Lạc, quận Bình Tân với 81,4cm. Ngoài báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều nghiên cứu thời gian qua cũng chỉ rõ mức độ lún đáng báo động ở TP.Hồ Chí Minh. Điển hình như nghiên cứu của Tập đoàn CLS (Pháp) thực hiện từ năm 2015 đến 2017 cho thấy việc lún bề mặt đất trên địa bàn thành phố hiện không có dấu hiệu dừng lại. Thậm chí tốc độ lún còn tiếp tục tăng nhanh theo từng năm. Tùy theo khu vực mà tốc độ lún bề mặt đất dao động 0,04-6,87 cm/năm, trung bình lún là 1,11 cm/năm. Ông Parsons lập luận rằng gánh nặng của phát triển đô thị sẽ ngày càng tăng trên thế giới khi nhiều người tiếp tục di cư đến các thành phố, từ đó thúc đẩy các đô thị thêm phát triển để đáp ứng nhu cầu của dân số đang tăng. Khoảng 70% dân số thế giới được ước tính sẽ sống trong các khu vực đô thị lớn vào năm 2050. NGUYỄN TẤN tổng hợp |