Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng thường xuyên phải NK nhiều mặt hàng nguyên liệu để chế biến ra sản phẩm XK như nguyên liệu thủy sản,ầnmộtnhạctrưởngtrongpháttriểnnôngnghiệsố liệu thống kê về psv gặp sc heerenveen gỗ, điều…, thậm chí ngay cả nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương… cũng không tự túc nổi. Có ý kiến cho rằng, thực trạng này là nghịch lý khó chấp nhận. Quan điểm của ông như thế nào?
Tôi cho rằng, điều đó không có gì là nghịch lý mà là chuyện rất bình thường theo quy luật cung-cầu của thế giới. Hiện nay, nền kinh tế mở cửa, mọi giao dịch XNK hay thương mại nói chung dựa trên lợi thế so sánh và cạnh tranh. Nước nào có thế mạnh về cái gì thì tập trung vào cái đó, nếu không có thế mạnh, không nhất thiết phải tự túc mà có thể NK. Nếu Việt Nam làm tốt được những sản phẩm có lợi thế như gạo, thủy sản, gỗ, trái cây thì hoàn toàn có thể sử dụng thặng dư từ việc XK để bù đắp lại phần NK.
Gần đây nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về tình trạng giá trị XK một số mặt hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, cao su,… giảm sút, ngược lại việc NK, điển hình như NK nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng lên. Vấn đề này cũng cần được xem xét kỹ càng, đòi hỏi nghiên cứu căn cơ của Bộ NN&PTNT cũng như các cơ quan chức năng liên quan nhằm tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính khiến XK giảm mà NK lại tăng, làm thế nào để cân đối phù hợp về mặt lợi ích.
Ví dụ một số nguyên liệu đang được NK nhiều như đậu tương, Việt Nam không có lợi thế trồng. Do khí hậu không phù hợp nên đậu tương trồng tại Việt Nam không đạt được năng suất cao, trong khi đó nước ta chưa làm chủ được công nghệ biến đổi gen. Vì vậy, cục diện NK khó thay đổi. Tuy nhiên, với ngô thì vẫn còn dư địa nhất định để tập trung phát triển được nhưng cũng đòi hỏi nghiên cứu kỹ càng, đặc biệt là khi mở cửa cho phép trồng ngô biến đổi gen trên phạm vi cả nước.
Còn với mặt hàng phải NK nguyên liệu để chế biến, XK như gỗ, NK lại là điều tốt vì chế biến gỗ và XK là phân khúc thế mạnh của Việt Nam nên tập trung nhằm nâng cao giá trị gia tăng. XK hay NK cũng không cần đặt quá nặng vấn đề kim ngạch, con số mà phải nhìn vào bản chất. Nếu NK nguyên liệu mà có thể biến Việt Nam trở thành “công xưởng” của thế giới thì sẵn sàng NK, tận dụng nguồn lao động chất lượng cao, để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng. Nhiều nước trên thế giới vẫn đẩy mạnh cách làm này mà Trung Quốc là ví dụ điển hình khi thường xuyên NK nông sản thô đưa vào chế biến và lại XK sản phẩm tinh.
Theo ông, điểm đáng lo ngại trong bức tranh XNK nông sản của Việt Nam hiện nay là gì?
Điểm yếu cơ bản trong XK hiện nay vẫn là việc hầu hết các sản phẩm XK là sản phẩm thô với giá trị thấp và khả năng cạnh tranh thấp. Nguyên tắc để có được thị trường XK nông sản ổn định là các sản phẩm XK phải có giá trị sản xuất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh và chất lượng đặc thù. Điểm quan trọng là nông sản XK cần phải tập trung vào những phân khúc sản phẩm có thế mạnh. Ví dụ, Việt Nam là vùng nhiệt đới phải đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng đặc trưng để XK sang các vùng như Bắc Âu, Mỹ, Canada... với chất lượng và các yêu cầu vệ sinh thực phẩm đáp ứng được yêu cầu thị trường.
Về mặt NK, Việt Nam có thể NK nhiều nguyên liệu cho sản xuất nhưng NK giống là điểm yếu cốt lõi cần phải giải quyết. Hiện nay nhiều người sản xuất không có được thông tin cũng như khả năng tiếp cận với các nguồn gốc tốt. Họ chỉ biết mua giống tại các cơ sở kinh doanh địa phương, sau vài năm hoặc vài vụ giống thoái hóa lại phải mua mới. Theo tôi, mặc dù trước mắt Việt Nam không thể đạt được công nghệ sản xuất giống công nghệ cao như nhiều nước, nhưng các cơ quan chức năng cũng cần có các kênh thông tin, để người dân có thể thể tiếp cận với các nguồn giống tốt mà Việt Nam đã có thể làm chủ công nghệ hiện nay. Trong dài hạn, việc đầu tư phát triển công nghệ giống cây trồng và vật nuôi cần phải có sự kết hợp giữa cơ quan nghiên cứu Nhà nước và các DN để hướng tới có đủ giống ông bà đảm bảo chất lượng cao cung cấp ra thị trường.
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng thông qua việc liên tục đàm phán, ký kết những Hiệp định thương mại tự do. Xin ông cho biết, điều này sẽ tác động như thế nào tới vấn đề XNK các mặt hàng nông sản của Việt Nam?
Khi hội nhập, chăn nuôi vẫn được đánh giá là ngành phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Bởi sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi rất yếu ngay cả so với các nước trong khu vực nên dễ xảy ra tình trạng thịt ngoại ồ ạt NK vào lấn át thịt nội.
Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam phải đối đầu với Thái Lan, hai sản phẩm chính là gà và lợn. Còn trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi trong nước khó cạnh tranh được với sản phẩm bò, sữa từ Australia, New Zealand và một phần sản phẩm lợn từ Mỹ. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng vẫn còn thời gian 5-7 năm để xây dựng, củng cố lại bởi thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa thích thịt tươi hơn thịt đông lạnh.
Ở một góc độ khác, chúng ta chấp nhận phải chia sẻ một phần thị trường đối với những sản phẩm không có thế mạnh như bò, sữa…, nhưng với sản phẩm đặc sản hoặc chất lượng cao như gà ri, gà lông màu thì phải giữ vững. Nếu phát huy tốt Việt Nam có thể XK sang các nước khác.
Về mặt XK, việc tham gia các “sân chơi” như AEC, TPP mở ra nhiều cơ hội cho nông, thủy sản Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị trường. Tuy nhiên, có tận dụng được cơ hội hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực các DN của Việt Nam. Bởi khi thuế quan không còn là vấn đề đáng ngại thì các nước chắc chắn sẽ dựng lên những hàng rào phi thuế quan như kiểm soát chặt nguồn gốc xuất xứ sản phẩm hay chất lượng an toàn thực phẩm… Sản xuất trong nước cần nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đặt ra, đồng thời cố gắng hình thành các thương hiệu quốc gia đối với các sản phẩm XK chủ lực, thế mạnh như lúa gạo, thủy sản, đồ gỗ, hoa quả…
Theo ông, đâu là giải pháp căn cơ nhằm nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt trong thời hội nhập?
Giải pháp tổng thể là phải tổ chức được sản xuất theo chuỗi trên quy mô lớn, hiện đại, đồng thời cần tạo điều kiện tối đa hỗ trợ hình thành các DN “đầu đàn” để dẫn dắt toàn ngành đi lên.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm từng bước đạt được mục tiêu trên nhưng chỉ riêng ngành nông nghiệp thôi là chưa đủ. Muốn phát triển nông nghiệp vững mạnh và từng bước tăng sức cạnh tranh cho nông sản, cần phải có sự chung tay giúp sức của các ngành khác như công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ và giáo dục .
Trước mắt, Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa đối với các bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ để thúc đẩy nông nghiệp phát triển chuyên nghiệp, quy mô lớn và khuyến khích sự tham gia của các DN vào ngành. Chính phủ sẽ là một “nhạc trưởng” để chỉ đạo điều phối hoạt động của các bộ, ngành được chặt chẽ, đồng bộ, đem lại hiệu quả cao.
Xin cảm ơn ông!
Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Nông nghiệp Việt Nam có mặt yếu nên phải nhập khẩu Việt Nam là nước XK nông sản lớn thứ 15 trên thế giới, có mặt mạnh nhưng cũng có mặt yếu. Một trong những điểm yếu đó là nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi chất lượng chưa tốt bằng các nước nên phải NK. Điển hình như giống lúa lai, hiện nay Việt Nam vẫn NK 70% từ Trung Quốc. Gần đây, Bộ đã hỗ trợ Viện nghiên cứu tạo ra các giống lúa thuần nhưng năng suất và chất lượng không hề thua kém lúa lai nên tại nhiều vùng bà con nông dân đã chuyển sang trồng lúa thuần, góp phần giảm áp lực NK giống. Chủ trương của Bộ là tiếp tục tìm kiếm và NK các loại giống tốt về Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong điều kiện có thể Bộ sẽ cố gắng NK giống đầu dòng về rồi nhân rộng ra, hạn chế tối đa việc NK giống thương phẩm, trừ những trường hợp phức tạp, khó khăn như giống lúa lai Trung Quốc. Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN&PTNT: Xuất khẩu giảm vì ý thức doanh nghiệp kém. Từ đầu năm đến nay, bên cạnh sự chênh lệch tỷ giá cũng như “sức khỏe” nền kinh tế của nhiều quốc gia NK nông sản có vấn đề dẫn tới sức mua kém hơn, một trong những nguyên nhân khiến XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sụt giảm là bởi sự thiếu ý thức của một bộ phận DN. Thời gian qua, nhiều thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa, thông thoáng hơn tạo thuận lợi cho DN. Tuy nhiên, tính tự giác của DN chưa cao. Ví dụ, có sản phẩm XK chỉ lấy mẫu khoảng từ 5-10% để kiểm tra lô hàng cùng loại, cùng xuất xứ. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 90-95% lô hàng đăng ký được xuất đi. Một bộ phận DN đã lợi dụng sự thông thoáng này, lách luật để hưởng lợi gia tăng, lượng lớn hàng xuất đi lại có chất lượng không đảm bảo như hàng mẫu được kiểm tra. Đó là lý do khiến nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam XK bị phát hiện sai phạm cũng như bị cảnh báo nhiều hơn vì không đáp ứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, thậm chí bị trả về vì vi phạm các điều kiện khắt khe của thị trường NK. T.N (ghi) |