【kết quả trận bochum】Kỳ II: Phân bón giả, nỗi đau thật
Lực lượng QLTT TP.Hồ Chí Minh bắt quả tang một kho hàng kinh doanh hóa chất hết hạn sử dụng tại quận 12 |
Sản xuất theo công nghệ “cuốc, xẻng”
Mặc dù thời gian qua các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nhiều vụ việc, nhưng tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn tồn tại. Theo điều tra của phóng viên Báo Công Thương, tại các tỉnh phía Nam xuất hiện hàng loạt cơ sở sản xuất phân bón giả, kém chất lượng theo công nghệ “cuốc xẻng”. Đó là kiểu mua nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng về pha chế thủ công, dùng cuốc, xẻng, thậm chí dùng xe trộn bê tông để trộn thành phân bón, sau đó đóng bao gói đẹp hoặc dùng bao gói của DN uy tín tung ra thị trường. Các cơ sở đã sản xuất hàng loạt sản phẩm cùng khuyến mãi “khủng” và phí hoa hồng phân phối hậu hĩnh, đồng thời gây ra sự ngộ nhận về công thức phân bón cho nông dân qua cách ghi trên bao bì, vừa rút ruột làm giảm chất lượng phân bón và sẵn sàng làm giả từ bột gạch và muối rồi hô biến thành phân kali... Bên cạnh đó, các cơ sở này thường kèm theo những cam kết về chất lượng để đại lý yên tâm phân phối. Khi các sản phẩm được nông dân sử dụng gây thiệt hại về năng suất hoặc chết cây thì đa phần được giải quyết nội bộ giữa 3 bên: DN sản xuất - đại lý phân bón - nông dân chứ không được khiếu nại tới các cơ quan quản lý nhà nước về phân bón.
Đặc biệt, nhiều đối tượng sản xuất phân bón giả thuê nhà để đăng ký thành lập DN, xin thủ tục cấp phép sản xuất, công bố chất lượng, nhưng thực tế không có nhà máy sản xuất mà chỉ thuê các cơ sở khác gia công phân bón giả, không đảm bảo chất lượng. Nên khi bị kiểm tra, lấy mẫu gửi thử nghiệm chất lượng, phát hiện có vi phạm thì đối tượng bỏ trốn khỏi nơi đăng ký kinh doanh, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc điều tra.
TP.Cần Thơ có 27 cơ sở sản xuất, 1 đơn vị nhập khẩu, 363 nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán phân bón vô cơ, nhưng hiện chỉ có 12/27 cơ sở lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương xin cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ. Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương TP.Cần Thơ - nêu thực tế, có rất nhiều cơ sở kinh doanh phân bón tự “kê toa” trọn gói cho các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và bán chịu cho nông dân, chất lượng thế nào cơ quan chức năng còn không nắm được thì nông dân “gánh đủ”.
Tỉnh Long An có khoảng 80 cơ sở sản xuất, 600 cơ sở kinh doanh phân bón vô cơ, nhưng chỉ có 40/80 cơ sở lập hồ sơ gửi Bộ Công Thương đề nghị xin cấp phép và chỉ mới có 6 cơ sở được bộ cấp phép sản xuất phân bón vô cơ. Các loại phân bón đang kinh doanh ở Long An chủ yếu là phân bón hỗn hợp NPK, PK, NK, NP, phân trung lượng, vi lượng, bón lá, bón rễ và một lượng lớn phân DAP nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines. Ông Nguyễn Tấn Vĩnh- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Long An - cho biết, trong năm 2014 - 2015, lực lượng QLTT kiểm tra 13 cơ sở sản xuất, 279 lượt cơ sở kinh doanh phân bón vô cơ, đã xử phạt 49 vụ vi phạm, thu 1,2 tỷ đồng. Theo ông Vĩnh, những vụ đã xử lý nêu trên không “thấm tháp” gì so với tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón kém chất lượng đang diễn ra trên thị trường.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - cho hay, phân bón giả, kém chất lượng không chỉ làm giảm chất lượng nông sản, năng suất cây trồng, để lại tồn dư hóa chất trong môi trường đất và nước, mà còn gián tiếp gây mất an toàn thực phẩm. Như vậy phân bón giả, kém chất lượng không chỉ gây thiệt hại cho nông dân, DN sản xuất phân bón chân chính mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Quy định chồng chéo, khó thực thi
Trong khi các nghị định về quản lý phân bón liên tục thay đổi trong mấy năm trở lại đây, từ Nghị định 113/2003/NĐ- CP ngày 7/10/2003 về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón và Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón và nay là Nghị định 202 vô tình đã tạo kẽ hở khi công nhận nhóm phân bón mới là trung vi lượng, phân bón khác, nhưng chưa có quy chuẩn tiêu chuẩn và phương pháp thử đi kèm. Lỗ hổng trong các nghị định này là xếp chung phân bón và chất cải tạo đất vào cùng danh mục. Lợi dụng kẽ hở này, nhiều DN chỉ bằng phương pháp nghiền đá vôi, dolomite, quặng secpentin, quặng apatit, đất sét, cao lanh, cát… thành bột, rồi phối trộn đóng vào bao đã trở thành phân bón trung vi lượng, rồi tung ra thị trường bán cho bà con nông dân.
Bên cạnh đó, hai thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 202 là Thông tư 41 và Thông tư 29 và các nghị định trên đều quy định mở, cho phép các đơn vị sản xuất không có phòng thử nghiệm vẫn được cấp phép sản xuất phân bón. Cụ thể: “Cơ sở sản xuất phân bón không có phòng thử nghiệm… thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định”. Nhiều DN chân chính cho rằng, quy định này đang tạo cơ hội để các DN nhỏ lẻ hoạt động bát nháo, nhũng nhiễu thị trường.
Về vấn đề này, ông Phùng Quang Hiệp - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Miền Nam - chia sẻ: “Thực tế có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, không đủ năng lực chuyên môn… Họ không có phòng thử nghiệm nên thuê bên ngoài giám định chất lượng, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm đầu ra. Điều này hết sức phi lý, đã là DN, có tiền làm cả nhà máy mà phòng thí nghiệm không đầu tư được thì nói gì đến sản xuất. Từ quy định này nên những đơn vị nhỏ lẻ này dễ dàng lách luật, sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng” - ông Hiệp bức xúc.
Hơn nữa, quy định công bố hợp quy sản phẩm phân bón còn lùng nhùng. Ông Nguyễn Hạc Thúy- Phó Chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam, đánh giá: “Sản phẩm phân bón vô cơ như lân, đạm, kali, SA, DAP… đã có quy chuẩn quốc gia, DN chỉ cần tuân thủ theo đó công bố hợp quy. Tuy nhiên, các loại phân bón khác như các loại phân NPK, các loại phân bón hữu cơ chưa có quy chuẩn quốc gia, DN không biết công bố sản phẩm hợp quy theo quy chuẩn nào?”.
Mặc dù, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã có hướng dẫn nêu rõ: khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa ban hành thì được áp dụng theo tiêu chuẩn phân bón bắt buộc áp dụng tại Phụ lục 13, Thông tư 29 và nếu chưa có trong phụ lục nêu trên thì được áp dụng các tiêu chuẩn của cơ sở doanh nghiệp sản xuất công bố. Tuy nhiên, tiêu chuẩn cơ sở của doanh nghiệp là như thế nào lại chưa được hướng dẫn cụ thể, nên đến nay việc thực hiện giữa các Sở Công Thương và Sở NN&PTNT với DN còn lúng túng.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định: “Trên thị trường có trên 1.000 cơ sở sản xuất với hơn 5.000 chủng loại phân bón trong danh mục, còn ngoài danh mục thì quá nhiều, số lượng này rất lớn, trong khi đó, nhân lực rất mỏng nên việc quản lý đang gặp nhiều khó khăn”.
Thống kê của nhiều địa phương, trong năm 2015, có rất nhiều trường hợp vi phạm về phân bón giả, phân bón kém chất lượng được cơ quan QLTT phát hiện. Đáng nói, dù có rất nhiều trường hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng được phát hiện nhưng vì lý do “chưa được giao quyền” nên chi cục QLTT các tỉnh, thành phố không thể xử lý được.
Ông Phan Hoàn Kiếm - Chi cục trưởng QLTT TP.Hồ Chí Minh - cho biết, theo quy định hiện hành, chỉ có thanh tra chuyên ngành của Sở Công Thương mới được xử phạt hành chính hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Và, để xử phạt được, cơ quan quản lý thị trường phải lấy mẫu, gửi đi kiểm nghiệm chất lượng tại các trung tâm kiểm nghiệm... Chỉ sau hai lần kiểm nghiệm cho cùng kết quả phân bón không đạt chất lượng thì QLTT mới chuyển hồ sơ cho thanh tra chuyên ngành ra quyết định xử phạt. Ông Kiếm chia sẻ: “Lực lượng QLTT biết rõ các phương thức, thủ đoạn sản xuất, phân phối phân bón giả, kém chất lượng nhưng lại gặp khó khăn trong việc xử lý, xử phạt”.
Quy trình này, theo ông Kiếm là “không ổn”. Bởi lẽ, trong quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm cơ quan QLTT không được tạm giữ hàng hóa, nên khi có kết quả kiểm nghiệm có vi phạm (mới được tạm giữ) thì các đối tượng đã bán hết số phân bón không đảm bảo chất lượng ra thị trường. Cho nên, sau khi có kết quả kiểm nghiệm để làm căn cứ xử lý, chỉ còn áp dụng được hình thức phạt chính là phạt tiền, còn biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại hàng cho cơ sở sản xuất để tái chế không áp dụng được.
Một chuyên gia trong ngành phân bón không ngần ngại khẳng định, ở các nước, số lượng phân bón không nhiều, trong khi ở Việt Nam có tới hàng ngàn loại. Thực tế cho thấy, cán bộ chuyên ngành phân bón còn chưa thể “quản” hết được các loại phân bón, thì nông dân sao có thể (?!). Cho nên, việc họ bị lừa dối, dùng phải phân bón giả, kém chất lượng cũng là điều dễ hiểu.
Nghị định số 202/2013/NĐ-CP với mục tiêu đưa ngành phân bón thành ngành sản xuất có điều kiện là một tiến bộ lớn trong công tác quản lý phân bón, qua đó góp phần sàng lọc, loại bỏ nhiều doanh nghiệp (DN) nhỏ làm ăn chụp giật, gian trá. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số quy định trong Nghị định này vẫn bộc lộ hạn chế, bất cập, gây khó cho công tác quản lý phân bón. |
TIN LIÊN QUAN | |
Kỳ I: Diễn biến phức tạp |
Kỳ III: Cần giải pháp mạnh siết chặt quản lý hóa chất và phân bón
相关推荐
- Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- Cựu tuyển thủ U20 Việt Nam ghi siêu phẩm, Thanh Hóa đánh bại Thể Công Viettel
- Tuyển Đức thắng không tưởng, Hà Lan đè bẹp Hungary tại UEFA Nations League
- Gần 300 cao thủ cờ tướng so tài tại Buôn Ma Thuột
- Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- Cựu tiền đạo tuyển Việt Nam bị đấm vỡ mũi: Đối thủ tố Xuân Nam hành hung trước
- HLV Kim Sang
- Công Vinh từ chối về SLNA làm trợ lý HLV