当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lich thi đấu giải ý】Mỹ điều tra xuất xứ, gỗ Việt cuống cuồng lo loạt thị trường khởi xướng 正文

【lich thi đấu giải ý】Mỹ điều tra xuất xứ, gỗ Việt cuống cuồng lo loạt thị trường khởi xướng

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-25 23:20:07
my dieu tra xuat xu go viet cuong cuong lo loat thi truong khoi xuongBộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng vụ gian lận xuất xứ gỗ dán xuất Mỹ
my dieu tra xuat xu go viet cuong cuong lo loat thi truong khoi xuongQuản lý xuất nhập khẩu gỗ đối mặt hàng loạt rủi ro
my dieu tra xuat xu go viet cuong cuong lo loat thi truong khoi xuong
Không giải quyết tốt, gian lận xuất xứ sẽ là vấn đề đặt ra nhiều lo ngại cho xuất khẩu gỗ Việt thời gian tới. Ảnh: Nguyễn Thanh

Rủi ro cực lớn cho xuất khẩu gỗ

Theo “Báo cáo giảm rủi ro để phát triển bền vững cho ngành gỗ Việt Nam” được trình bày tại hội thảo “Thực trạng xuất nhập khẩu và chuyển dịch FDI ngành gỗ” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức sáng nay 8/11, tại Hà Nội: Các loại ván, bao gồm ván bóc, ván lạng, ván dăm và gỗ dán là các mặt hàng nhập khẩu với lượng và giá trị tăng nhanh trong thời gian gần đây.

Ví dụ điển hình như ván bóc, ván lạng có lượng tăng nhanh trong giai đoạn 2017-2018, với kim ngạch khoảng trên 120 triệu USD/năm, lượng nhập khẩu trên 165.000m3 sản phẩm. Tăng trưởng trong nhập khẩu các mặt hàng này vẫn được duy trì trong 9 tháng đầu năm 2019.

Ván dăm cũng có động lực tăng trưởng tương tự, với lượng nhập khẩu tăng nhanh, đạt trên 300.000 m3/năm trong giai đoạn 2017-2018. Mặt hàng gỗ dán cũng có mức tăng trưởng cao, với lượng và kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm nay tương đương với trên dưới 80% kim ngạch của cả năm 2018.

Đáng chú ý, tăng trưởng nhập khẩu diễn ra trong bối cảnh xuất khẩu các loại ván này, đặc biệt là mặt hàng gỗ dán vào các thị trường như Mỹ và Hàn Quốc tăng nhanh.

Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trend, một thành viên của nhóm tác giả báo cáo cho hay, chuyện gia tăng nhập khẩu các loại ván, về lý thuyết có thể có 3 nguyên nhân: Do cầu trong chế biến tăng, nhằm đáp ứng với nhu cầu tăng trong sản xuất phục vụ xuất khẩu; do tiêu thụ nội địa tăng và do gian lận thương mại.

Thời gian vừa qua, tiêu thụ nội địa không có dấu hiệu gia tăng đột biến và đã có một số bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự gian lận thương mại đối với các mặt hàng gỗ dán là kết quả của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

“Nói cách khác, gia tăng nhập khẩu đối với các mặt hàng các loại ván dán là do cầu trong chế biến phục vụ xuất khẩu tăng và do gian lận thương mại”, ông Tô Xuân Phúc nói.

Bên cạnh đó, gian lận thương mại đối với các mặt hàng ván này cũng có thể được thực hiện qua hình thức “đầu tư chui”, “đầu tư núp bóng”. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc, sử dụng các loại ván nguyên liệu nhập khẩu, không thông qua chế biến, hoặc chỉ chế biến sơ bộ ở Việt Nam, lấy nhãn mác tại Việt Nam để xuất khẩu.

Nhóm tác giả báo cáo nhận định: Gian lận thương mại trong các mặt hàng ván đã trở thành rủi ro rất lớn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Hiện, cơ quan thương mại của Mỹ đang tiến hành điều tra một số công ty của Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm gian lận thương mại đối với mặt hàng gỗ dán từ Việt Nam. Cơ quan thương mại Hàn Quốc và Ấn Độ cũng đang xem xét khả năng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng tương tự của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

“Trong tương lai có thể xuất hiện động thái tương tự các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam. Gia tăng nhập khẩu các loại ván đã trở thành một trong những nguyên nhân rủi ro cho ngành gỗ. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý và ngành cần có mối quan tâm đặc biệt tới vấn đề này”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Lập tổ công tác kiểm tra gian lận xuất xứ

Xung quanh câu chuyện gian lận xuất xứ trong ngành gỗ, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho hay: Hiện nay, việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) cho mặt hàng gỗ xuất đi Mỹ đang chậm hơn so với các mặt hàng khác. Doanh nghiệp lần đầu xin cấp bao giờ trung tâm cũng để lại để lên kế hoạch đi kiểm tra xác minh thực tế doanh nghiệp sau đó mới cấp C/O.

“Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng, phần lớn sản phẩm gỗ xuất khẩu đi Mỹ đều đưa vào diện kiểm tra cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, xác định xem doanh nghiệp đó có tồn tại, có nhà xưởng, trang thiết bị máy móc để sản xuất hay đó chỉ là doanh nghiệp “ma”, nhập khẩu hàng hóa về rồi lại xuất khẩu đi”, bà Hương nói.

Ông Tô Xuân Phúc nêu rõ: Hội nhập thị trường và biến động trong thương mại toàn cầu thời gian gần đây, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra những rủi ro cho ngành gỗ Việt. Gian lận thương mại là một trong những rủi ro lớn nhất.

Theo ông Phúc, các cơ quan quản lý cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát, chủ động tiếp cận thông tin, hợp tác với các cơ quan thương mại của các nước đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu. Để giảm thiểu rủi ro về gian lận, các biện pháp này cần gia tăng, bao gồm cả kiểm soát các hoạt động đầu tư mới vào ngành.

Nhóm tác giả cho rằng, Chính phủ nên thành lập tổ công tác đặc biệt để kiểm tra và xử lý vấn đề gian lận thương mại. Trong đó, tổ công tác cần bao gồm các cơ quan quản lý trực tiếp có liên quan như: Cơ quan phụ trách xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, hải quan, đầu tư nước ngoài, cơ quan cấp C/O. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam với kinh nghiệm và thông tin sâu rộng về ngành cũng nên là một thành viên của tổ này.

Các thành viên của tổ cần thường xuyên trao đổi và cập nhật thông tin, thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát và đưa ra các quyết định xử lý vi nhanh và hiệu quả khi có việc vi phạm xảy ra.

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá