Đồng thời,ụctiêungangbằngmứtrận tokyo những cải cách thuế giúp Việt Nam tiến gần đến mục tiêu đạt trung bình của nhóm các nước ASEAN-4 về TTHC thuế. Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) với phóng viên TBTCVN.
* PV: Là một trong những đơn vị thường xuyên thực hiện theo dõi, đánh giá về việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, CIEM đánh giá thế nào về những cải cách trong lĩnh vực thuế thời gian qua, thưa bà?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp về cải cách chính sách và TTHC thuế, đẩy nhanh tiến độ triển khai dịch vụ thuế điện tử. Cải cách TTHC thuế được triển khai ở tất cả các lĩnh vực quản lý thuế như: Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế... đã tạo ra những bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý thuế.
Qua quá trình này, DN tiết kiệm được chi phí về thời gian lập, nộp và chi phí in ấn các bảng kê. Hiện nay, khoảng 99% DN đã thực hiện khai thuế điện tử và hơn 90% DN đăng ký nộp thuế điện tử. Hầu hết DN đều đánh giá cao những nỗ lực cải cách của cơ quan thuế về kê khai và nộp thuế điện tử. Theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (năm 2015) đánh giá sự hài lòng của DN với cải cách TTHC thuế, 71% DN hài lòng với cải cách của cơ quan thuế, trong đó 92% DN đánh giá tích cực về những chuyển biến trong chính sách, pháp luật thuế.
|
* PV: Bên cạnh những kết quả tích cực, theo bà đâu là những hạn chế mà ngành Thuế cần khắc phục để phục vụ tốt hơn nữa cho cộng đồng DN, người nộp thuế?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Một số vướng mắc còn tồn tại về chính sách và TTHC thuế đang gây khó khăn cho DN. Ví dụ như, chậm quyết toán thuế để thực hiện giải thể DN. Thời gian từ khi ban hành chính sách tới khi có hiệu lực thi hành thường ngắn; công tác tập huấn còn hạn chế dẫn tới DN không kịp cập nhật và không đủ thời gian điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
Công nghệ thông tin đôi khi vẫn chưa theo kịp yêu cầu. Tình trạng thông báo thuế sai vẫn còn xảy ra do lỗi hệ thống phần mềm…, gây khó khăn trong quá trình thực thi, tạo rủi ro cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, đôi lúc, ở một vài nơi, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ công chức ngành Thuế vẫn khiến DN e ngại.
* PV: Chính phủ giao nhiệm vụ cho ngành Thuế đến hết năm 2016 phải đạt trung bình của nhóm các nước ASEAN-4 về TTHC thuế, theo bà mục tiêu này có thực hiện được?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Tại Nghị quyết 19, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính thực hiện cải cách TTHC thuế để đạt trung bình ASEAN-4 trên 3 nhóm chỉ tiêu mới là: Kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời hạn và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế. Đây là 3 nhóm chỉ tiêu Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến sẽ bổ sung để đánh giá cho các nước trong Báo cáo Doing Business tới đây (công bố vào tháng 10/2016). Hiện WB chưa công bố chính thức cách tiếp cận và cách tính điểm, xếp hạng đối với 3 nhóm chỉ tiêu này, do đó chúng ta chưa đủ thông tin để so sánh với các nước.
Tuy nhiên, theo tôi mục tiêu đạt ASEAN-4 là khả thi nếu những cải cách chính sách và TTHC thuế mà Bộ Tài chính đã làm trong thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh và được thực thi nghiêm túc, đầy đủ, theo hướng tạo thuận lợi cho DN, song vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý.
* PV: Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đuổi kịp các nước trong khu vực, theo bà, đâu là những giải pháp mà Bộ Tài chính, ngành Thuế cần phải thực hiện?
- Bà Nguyễn Minh Thảo:Theo báo cáo gần đây của Bộ Tài chính, những cải cách về chính sách và TTHC thuế trong 2 năm qua đã đạt mục tiêu về thời gian đề ra, theo yêu cầu của Nghị quyết 19.
Tuy có nhiều nỗ lực cải cách, nhưng thứ hạng chỉ số nộp thuế của nước ta vẫn thấp (vị trí 168/189 nền kinh tế). Trong báo cáo Doing Business 2016, WB đã ghi nhận thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội của Việt Nam giảm 102 giờ, nhưng mới chỉ cải thiện 4 bậc xếp hạng.
Vì vậy, để đạt mục tiêu cải thiện cả về thời gian và thứ hạng chỉ tiêu nộp thuế, cần tiếp tục duy trì nỗ lực cải cách như Bộ Tài chính đã thực hiện trong 2 năm qua. Đồng thời, ngành Thuế cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi, nhất là nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ thuế; coi DN và người dân là đối tượng phục vụ.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Thiện Trần