TheốcHộiđềxuấttăngcườngcơchếkhoánchokhoahọlịch thi đấu u19 hôm nayo lịch làm việc, ngày 25/5 tới đây, Quốc hội sẽ bàn về luật KHCN sửa đổi. Theo báo cáo, đã có nhiều ý kiến về dự luật quan trọng này. Phải sửa Luật Ngân sách Nhiều đại biểu cho rằng, việc đổi mới cơ bản cơ chế tài chính trong hoạt động KHCN cho phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN là rất cần thiết và cần phải khẳng định cơ chế đổi mới này ngay trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao là Luật KHCN (sửa đổi).
Tuy nhiên, việc thay đổi cơ chế tài chính trong hoạt động KHCN có liên quan đến các văn bản pháp luật về tài chính, trong đó có Luật Ngân sách nhà nước (đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung). Vì vậy, dự án Luật cần xem xét cụ thể về vấn đề này. Trước đó, Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân từng phát biểu: "Nếu chúng ta cứ nói rằng Luật Ngân sách là chân lý, không thể thay đổi được và yêu cầu phải thực hiện theo những điều luật đã trở nên lạc hậu, chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ đổi mới được hoạt động khoa học công nghệ nói riêng, cũng như đổi mới được cơ chế, chính sách để phát triển đất nước nói chung". Đầu tư còn dàn trải Dự thảo luật quy định: “Đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu trong việc bố trí ngân sách cho khoa học và công nghệ, bảo đảm tỉ lệ ngân sách nhà nước chi cho khoa học và công nghệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm” Một số ý kiến cho rằng, đây không phải là quy định mới. Bởi từ năm 2000, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ hàng năm đã đạt 2%, tốc độ tăng trung bình đạt 16,5%/năm.. Trong khi đó, nhiều nông dân, kỹ sư đã sử dụng nguồn tài chính của mình để chế tạo ra máy móc, thiết bị ứng dụng ngay trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho xã hội. Như vậy, phải chăng vấn đề không phải do quy mô của nguồn vốn mà do việc sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa hiệu quả, đang bị phân bổ bình quân, thiếu tiêu chí và bất hợp lý? Do đó, các ý kiến này đề xuất không cần quy định tăng thêm mức đầu tư 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho hoạt động khoa học công nghệ (theo quy định hiện hành) và đề nghị giữ nguyên mức này. Đồng tình với quan điểm trên, một số ý kiến cho rằng: Ngân sách chỉ nên tập trung đảm bảo cho những dự án do nhà nước đặt hàng, còn để nền khoa học và công nghệ Việt Khoán đến sản phẩm cuối cùng Hiện nay, điểm vướng lớn nhất của KHCN là cơ chế tài chính, thanh quyết toán, thu chi. Đây là rào cản lớn mà các nhà khoa học than phiền nhiều nhưng chưa được tháo gỡ. Các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này đã có nhiều và khá đủ, nhưng chưa được thực hiện hoặc thực hiện nửa vời. Mặc dù hiện nay kinh phí đầu tư cho KHCN không thiếu, thậm chí có những chương trình tiền còn dư, một số tỉnh không dùng hết kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ do giải ngân phức tạp, gây phiền nhiễu cho nhà khoa học. Do đó, cần phải thay đổi hẳn quan điểm về vấn đề tài chính. Các nghiên cứu KHCN của Việt Khoán chi cho các nhiệm vụ khoa học – công nghệ đến sản phẩm cuối cùng là một trong những giải pháp đổi mới đồng bộ cơ chế tài chính, góp phần tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng của các sản phẩm nghiên cứu. Về vấn đề này, một số ý kiến đề nghị cần gắn cơ chế khoán chi với quyền tự chủ về tài chính và trách nhiệm của người đứng đầu, của chủ nhiệm đề tài, chương trình. Chỉ nên áp dụng cơ chế khoán chi với những điều kiện xác định, đồng thời cần quy định tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý khoa học và công nghệ trong thực hiện cơ chế này. Các ý kiến này cho rằng dự thảo Luật chỉ nên quy định nguyên tắc chung và điều kiện áp dụng chế độ khoán chi đối với nghiệm vụ khoa học và công nghệ. Chính phủ sẽ có trách nhiệm quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành. Mặt khác, cần phải có quy định cụ thể các đề tài dự án phải được kiểm toán độc lập, công khai, minh bạch để không làm khó cho các chủ nhiệm đề tài. Lê Kiên |