【kết quả bóng đá ngoai hạng anh】Đôi điều về “Vua tiếng Việt”

  发布时间:2025-01-11 14:56:54   作者:玩站小弟   我要评论
BPO - “Vua tiếng Việt” là một gameshow của VTV3 - Đ& kết quả bóng đá ngoai hạng anh。

BPO - “Vua tiếng Việt” là một gameshow của VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam,ĐocirciđiềuvềldquoVuatiếngViệkết quả bóng đá ngoai hạng anh được bắt đầu thực hiện và phát sóng từ tháng 9-2021. Mục đích của chương trình này là nhằm tìm hiểu và khám phá sự phong phú, giàu có cũng như thâm thúy của tiếng Việt qua các từ vựng, ngữ pháp, ca dao, tục ngữ, thành ngữ... trong đời sống. Đồng thời, qua các vòng thi hấp dẫn, kịch tính để giúp công chúng tìm hiểu, khám phá, thưởng thức ngôn từ, nhằm hướng tới bảo tồn, giữ gìn cái hay, cái đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt. Tuy nhiên, sau nhiều tập phát sóng, chương trình đã xuất hiện không ít "hạt sạn" làm hụt hẫng sự kỳ vọng của công chúng. Thậm chí có tập đã bị cộng đồng mạng "ném đá" ngay sau khi phát sóng.

“Vua tiếng Việt” thay bằng “Yêu tiếng Việt”

Điều mà đông đảo khán giả cũng như cộng đồng mạng rất thích và hứng thú ở chương trình này là sau khi câu hỏi được đưa ra, kể cả người chơi, người xem đều phải vắt óc, cố hình dung ra một đáp án. Nếu tập trung suy nghĩ, thậm chí là lục lọi tra cứu rồi cũng có thể tìm ra đáp án chính xác. Nhưng người chơi chỉ có 10 giây để tư duy và trả lời thì rất khó, nhất là áp lực trường quay dễ làm người chơi bị phân tâm, mất bình tĩnh và… cuống. Vì thế, khả năng trực giác về ngôn ngữ lúc này vô cùng quan trọng. Nó giúp người chơi nhanh chóng “nhập tâm” để tìm đáp án nhanh nhất. Và khi ấy, câu trả lời có khi tự thân bật ra như một phản xạ bởi lúc đó nó đến nhanh hơn suy nghĩ. Bằng chứng là trong các cuộc thi, có khi chỉ cần một phần mười giây người chơi đã có thể làm nên chuyện. Đặc biệt, khi theo dõi chương trình, người xem cảm thấy căng thẳng và hồi hộp. Căng thẳng vì phải “nhập cuộc chơi” để tự kiểm tra trình độ ngôn ngữ của mình; hồi hộp vì không biết người chơi có trả lời đúng đáp án không?

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, ngay từ cái tên của chương trình là “Vua tiếng Việt” đã có sự bất ổn. Bởi lẽ đây là một cuộc chơi trí tuệ, nhưng lại đậm bản sắc truyền thống văn hóa Việt, nhưng người thắng cuộc lại được phong là "vua" thì không phù hợp lối sống cùng với tính cách, phong tục, tập quán và truyền thống của người Việt, cũng như cộng đồng các dân tộc trên dải đất hình chữ S. Vì danh xưng này quá cao, quá đao to búa lớn lại xa vời vợi. Thậm chí danh xưng này có phần kiêu ngạo, phản cảm. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, vua là một danh từ trung lập trong tiếng Việt nhằm để gọi các nguyên thủ quốc gia trong chế độ quân chủ. Còn xét về nghĩa, vua là từ chỉ người đứng đầu tối cao trong thực tế hoặc là biểu tượng của một chính quyền, là người trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia.

Theo từ điển tiếng Việt, vua là người cai trị một nước và quốc gia đó theo chế độ quân chủ hoặc quân chủ lập hiến. Nói tóm lại, vua là người đứng đầu một quốc gia theo chế độ quân chủ và là nam giới khi phân biệt với người đứng đầu chế độ quân chủ, nhưng là nữ giới, gọi là nữ hoàng. Cùng với đó, điều bất ổn nữa ở chỗ nếu người chơi thắng cuộc là nữ mà cũng được phong danh "vua" thì không đúng theo định nghĩa nêu trên. Bởi lịch sử nhân loại xưa nay chưa có vua nữ, mà chỉ có nữ hoàng hoặc nữ vương. Như vậy, tên của chương trình hay danh xưng dành cho người thắng cuộc là “Vua tiếng Việt” xem ra chẳng những không chuẩn mà còn không phù hợp. Vì thế, dư luận và cộng đồng mạng xã hội có không ít ý kiến cho rằng “Vua tiếng Việt” nên thay bằng “Siêu tiếng Việt”. Còn cá nhân người viết bài đề xuất nên thay bằng cụm từ “Yêu tiếng Việt”.

Những "hạt sạn quá cỡ"

Do ban cố vấn cũng như ê-kíp thực hiện chương trình có sự chuẩn bị kỹ, nên những số đầu chương trình chưa để xảy ra sai sót. Tuy nhiên, nhiều tập về sau ngày càng xuất hiện nhiều lỗi, thậm chí có những lỗi không thể chấp nhận và đã bị cư dân mạng “ném đá”. Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ thì cho rằng, đó là những "hạt sạn quá cỡ". Cụ thể là phần thi của thí sinh Đỗ Văn Tăng ở tập 28 của chương trình “Vua tiếng Việt” phát sóng ngày 14-4-2023, Ban biên tập đã đưa ra một câu hỏi yêu cầu người chơi chọn từ viết đúng chính tả giữa hai phương án “trậm trễ” hay “chậm chễ”. Người chơi đã chọn đáp án là “chậm chễ” và ngay sau đó, MC Xuân Bắc khẳng định đáp án mà người chơi đưa ra là hoàn toàn chính xác. Tiếp đó, phần thi của thí sinh này vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, ở cả hai cách viết về cụm từ “trậm trễ” và “chậm chễ” mà Ban biên tập chương trình đã đưa ra đều thiếu chính xác và hoàn toàn không đúng. Vì trong từ điển tiếng Việt chỉ có cụm từ “chậm trễ” chứ không có “trậm trễ” hay “chậm chễ”. Hơn nữa, xét về ngữ nghĩa thì từ “chậm” có nghĩa là muộn, là trễ so với yêu cầu hoặc thời hạn quy định. Còn từ “trễ” cũng có nghĩa là chậm, là muộn. Nói đúng hơn, “chậm” và “trễ” là hai từ đồng nghĩa tạo thành cụm từ ghép đẳng lập mang cùng một nghĩa là “chậm trễ”. Còn xét về nguồn gốc thì từ “trễ” trong từ ghép “chậm trễ” có gốc Hán. Vì từ “trễ” người Hán đọc là “trệ”, nghĩa là bất động hoặc dừng lại, hay không tiến hành nữa. Chữ “trệ” này chính là chữ “trệ” trong “trì trệ” hoặc “đình trệ”. Xét dưới góc độ phương ngữ, trong tiếng Việt còn có cụm từ “trễ nải” cũng đồng nghĩa với cụm từ “chậm trễ”.

Sự việc là vậy, nhưng mãi đến tập 29 của chương trình “Vua tiếng Việt” phát sóng ngày 21-4-2023, ở phần dưới của màn hình mới đăng dòng chữ đính chính bắt đầu từ phút 9:15, với nội dung: Trong tập 28 phát sóng ngày 14-4-2023, Ban biên tập đã có một câu hỏi chính tả sai đáp án. Chúng tôi xin đính chính đáp án đúng của câu hỏi này là “chậm trễ”. Như vậy, Ban biên tập và ê-kíp sản xuất chương trình này đã không đính chính kịp thời. Theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, nếu sau khi chương trình phát trực tiếp mà phát hiện có sai sót cần đính chính thì bộ phận biên tập phải cắt sửa phần sai sót và đăng tải vào đúng khung giờ đã phát chương trình này vào ngày hôm sau. Đồng thời nội dung sửa đổi phải được thực hiện trước khi đưa lên kênh YouTube. Tuy nhiên, không hiểu vì sao Ban biên tập chương trình này vẫn để nguyên. Còn nữa, nội dung đính chính ở một số kênh khác khi phát chương trình này lại không có.

Điều đáng buồn là vừa đính chính cho số trước thì chương trình “Vua tiếng Việt” ngay trong số 29 phát sóng ngày 21-4-2023, lại tiếp tục xảy ra lỗi. Cụ thể là trong số này, Ban biên tập đã đưa ra yêu cầu với người chơi là: Hãy viết lại cho đúng từ sau: “Ngiêng nghửa”. Hôm đó, người chơi có tên Duy Khánh đã đưa ra đáp án viết trên bảng của mình là “Nghiên ngửa”. Và mặc dù chữ “nghiêng” được Duy Khánh viết sai vì thiếu chữ “g” ở sau cùng, nhưng với đáp án này, Duy Khánh được MC Xuân Bắc xác nhận là chính xác. Lẽ ra Duy Khánh đã phải rời cuộc chơi sau vòng đầu tiên, vì anh này có số điểm thấp nhất (5 điểm). Tuy nhiên, do sai lầm của MC Xuân Bắc mà số điểm của Duy Khánh được nâng lên 6, bằng với số điểm của bạn chơi là Huy Bách. Vì 2 người bằng điểm nhau nên phải bước vào thi đấu “hiệp phụ” và chính Duy Khánh đã loại bạn chơi là Huy Bách để giành quyền đi tiếp.

Với những dẫn chứng nêu trên thì câu nói của ông bà xưa: “Sai một ly đi một dặm” quả là chính xác. Bởi tiếng Việt rất khó, nhất là khi ta phải tự “nhận diện và quy chuẩn”. Hơn nữa, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, có tới 6 thanh điệu nên sự nhận diện và “gán ghép” cho đúng từ hợp nghĩa lại càng khó hơn. Vì thế, các thành viên Ban cố vấn, Ban biên tập chương trình cần có sự tra cứu cẩn thận hơn trước khi đưa ra đáp án cuối cùng. Có như vậy thì “Vua tiếng Việt” - nên gọi là “Yêu tiếng Việt”, mới thực sự là sân chơi bổ ích, lý thú, hấp dẫn, trí tuệ và góp phần tích cực vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

相关文章

最新评论