88Point88Point

【nhận định pháp vs】Cầu khánh thành 2 tuần đã sập: tất cả đều thiếu kinh nghiệm

Theầukhánhthànhtuầnđãsậptấtcảđềuthiếukinhnghiệnhận định pháp vso kết luận của Sở Giao thông vận tải Long An, chủ đầu tư và tất cả các đơn vị liên quan (tư vấn, giám sát, thi công...) đều thiếu kinh nghiệm dẫn đến vụ sập cầu.

{ keywords}

Hiện trường cầu Vĩnh Bình bị sập nửa cầu sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng 2 tuần - Ảnh: An Long

Ngày 30-7, ông Nguyễn Văn Chỉnh - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Long An cho biết đơn vị này đã tổ chức công bố kết luận nguyên nhân sự cố vụ “cầu mới khánh thành 2 tuần đã sập” đến UBND huyện Vĩnh Hưng và các đơn vị tham gia trong công trình này.

Theo bản kết luận của Sở Giao thông vận tải Long An, tất cả các đơn vị đều thiếu kinh nghiệm trong việc để xảy ra sự cố trượt mố cầu, dẫn đến gãy một trong hai trụ chính, gây sập cầu.

Cụ thể, năng lực, kinh nghiệm chủ đầu tư là UBND xã Vĩnh Bình còn hạn chế trong việc quản lý dự án do đó đã gần như “khoán trắng” cho các đơn vị tư vấn.

Đối với đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần Xây dựng thương mại dịch vụ Bình Phú Long An, công trình đã không khoan khảo sát địa chất nhưng không thể hiện trong thuyết minh, không theo dõi kiểm tra chặt chẽ khi triển khai thi công đóng cọc mố, trụ cầu để có kiến nghị điều chỉnh bổ sung giải pháp kỹ thuật phù hợp.

Đơn vị này cũng còn chủ quan chưa lường trước được sự cố có thể xảy ra khi thiết kế công trình trong vùng địa chất phức tạp, giải pháp thiết kế chưa phù hợp.

Riêng đơn vị tư vấn thẩm tra là Trung tâm tư vấn và công nghệ cầu đường tỉnh Long An khi thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã không có kiến nghị và cảnh báo chủ đầu tư, tư vấn thiết kế về hồ sơ thiết kế công trình không khoan khảo sát địa chất mà chỉ tư vấn “tham khảo địa chất công trình trong vùng nhằm giảm chi phí khoan địa chất”.

Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng Vĩnh Hưng cũng thiếu kinh nghiệm trong việc theo dõi, kiểm tra công tác đóng cọc mố, trụ tại hiện trường để kịp thời kiến nghị với chủ đầu tư.

Đơn vị thi công là Doanh nghiệp tư nhân Hiệp Lực chỉ thi công theo hồ sơ thiết kế được duyệt, nhưng cũng thiếu kinh nghiệm, còn hạn chế trong việc theo dõi, phán đoán sự cố để có đề xuất kịp thời.

Ông Chỉnh cũng cho biết thêm hiện tại các đơn vị đang tiếp tục đóng cọc để gia cố thêm nửa cầu còn lại, đồng thời đã bắt đầu xây dựng lại nửa phần cầu đã sập theo thiết kế mới, đảm bảo an toàn và vững vàng.

Chi phí để xây dựng, sửa chữa phần cầu sập lại hơn 400 triệu. Dự kiến tháng 9-2015, cầu sẽ được đưa vào sử dụng phục vụ người dân.

Về phía xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan, ông Nguyễn Hữu Hồng - phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng cho biết hiện tại đã giao thanh tra huyện tiếp tục làm rõ và củng cố hồ sơ để đưa ra phương thức xử lý.

“Chúng tôi sẽ thông tin ngay khi có quyết định”, ông Hồng cho biết.

Như Tuổi Trẻ ngày 28-5 đã đưa tin, cây cầu bắc qua kênh 28 theo tỉnh lộ 831, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng là công trình do nhà nước và nhân dân cùng đóng góp xây dựng với kinh phí gần 2,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, chỉ sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng 14 ngày thì một nửa cầu đã đổ ập xuống sông vào ngày 27-5.

{ keywords}

Dự kiến kinh phí để sửa chữa nửa cầu bị sập hơn 400 triệu đồng

Theo Tuổi trẻ

Đường vừa xong đã lún: Không thể đổ hết cho thời tiết
赞(2)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định pháp vs】Cầu khánh thành 2 tuần đã sập: tất cả đều thiếu kinh nghiệm