您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【köln đấu với freiburg】Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ trở thành “bếp ăn” của thế giới 正文

【köln đấu với freiburg】Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ trở thành “bếp ăn” của thế giới

时间:2025-01-09 11:26:40 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Đó là chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc tại Diễn đàn Hợp tác kinh doanh Nhật Bản – Mekong diễn ra tại Cần köln đấu với freiburg

dong bang song cuu long se tro thanh bep an cua the gioi

Đó là chia sẻ của ông Vũ Tiến Lộc tại Diễn đàn Hợp tác kinh doanh Nhật Bản – Mekong diễn ra tại Cần Thơ sáng ngày 3/11.

Hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Cơ quan Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh chủ trì,ĐồngbằngSôngCửuLongsẽtrởthànhbếpăncủathếgiớköln đấu với freiburg với sự phối hợp tổ chức của Câu lạc bộ các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Du lịch 13 tỉnh thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đây là sự kiện quan trọng trong số 16 sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 45 năm Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản và Khai mạc chương trình giao lưu văn hóa – Thương mại Việt Nam – Nhật Bản lần 4.

dong bang song cuu long se tro thanh bep an cua the gioi
Toàn cảnh Diễn đàn Hợp tác kinh doanh Nhật Bản – Mekong

Tính đến tháng 10/2018, vùng ĐBSCL thu hút 169 dự án FDI Nhật Bản với tổng vốn đăng ký hơn 2.213 triệu USD, chiếm 10,5% FDI chung của toàn vùng.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- đánh giá, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản đang hết sức tốt đẹp, tạo nền tảng cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác kinh tế đầu tư.

Riêng đối với khu vực ĐBSCL, mặc dù có tiềm năng lớn, nhất là về hợp tác nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm song Nhật Bản mới chỉ đứng thứ 4 và chiếm 4% tổng vốn FDI đầu tư vào khu vực này.

dong bang song cuu long se tro thanh bep an cua the gioi
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

“ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng với các nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó tiềm năng lớn nhất chính là con người. Nguồn lao động rất trẻ, dồi dào, được đào tạo tốt. Bên cạnh đó, không gian phát triển của khu vực cũng lớn”’- ông Lộc giới thiệu.

Đặc biệt, đầu tư vào ĐBSCL rất phù hợp cho các mô hình trách nhiệm xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, có trách nhiệm với cộng . Đây cũng là hướng đi của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo ông Lộc, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam chính là trở thành " bếp ăn" của thế giới, có nghĩa Việt Nam là nơi cung cấp nông lâm thủy sản cho thế giới và cũng là địa điểm du lịch của thế giới. “Đây cũng là lợi thế cạnh tranh của chính ĐBSCL vì khu vực này là bếp ăn của Việt Nam” – ông Lộc ví von.

Bởi vậy, theo đại diện VCCI, quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản – ĐBSCL là đa đạng, toàn diện, sâu rộng nhưng hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến sẽ là hướng đi trọng điểm. “Tôi kỳ vọng Nhật Bản sẽ là nhà đầu tư chiến lược, số 1 của ĐBSCL”-ông Lộc bày tỏ.

Chia sẻ với các nhà đầu tư Nhật Bản tại đây, Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, nói về hình hình kinh tế vùng ĐBSCL, hiện nay, tuy còn một số khó khăn, song để khai thác thế mạnh của khu vực này Chính phủ đang nỗ lực cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng điện nước…, đào tạo nhân lực.

dong bang song cuu long se tro thanh bep an cua the gioi
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Diễn đàn

Bên cạnh đó, ngoài ra việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng là những mục tiêu Việt Nam hướng tới. Nguyên Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Nhật Bản quan tâm hơn nữa đầu tư vào ĐBSCL. Mặt khác, nguyên Chủ tịch nước yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư.

Đánh giá tại diễn đàn, ông Kawaue Junichi – Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh, 13 tỉnh ĐBSCL có những điều kiện tự nhiên, địa lý, thế mạnh riêng. Trong bối cảnh đó, đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào nông nghiệp, công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực ngày càng gia tăng.

Diễn đàn này là dịp đểu doanh nghiệp Nhật Bản hiểu thêm về thế mạnh của Việt Nam. Đồng thời doanh nghiệp Việt Nam cũng hiểu hơn về nhu cầu đầu tư của Nhật Bản.

Cũng nhân dịp Lễ kỷ niệm 45 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản tại Cần Thơ, chương trình đã tổ chức chuyến bay trực tiếp từ sân bay Narita (Tokyo) đến sân bay Cần Thơ, chở theo 120 doanh nghân của hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản. Chuyến bay trực tiếp tạo điều kiện di chuyển nhanh chóng, thuận lợi cho đoàn doanh nhân đến ĐBSCL. Đây là lần đầu tiên sân bay Cần Thơ đón chuyến bay trực tiếp từ sân bay Nhật Bản, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong kết nối giao thương vùng ĐBSCL với Nhật Bản.