Đã có thể làm tốt hơn
Trong 3 năm qua,ôngcònđườnglùichocổphầnhótì lê cá cuoc bong da hom nay dù đối phó với khủng hoảng nhưng Chính phủ vẫn ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là công tác cổ phần hóa, thoái vốn. Tuy nhiên, kết quả không đạt được như mong muốn. Tốc độ cổ phần hóa DNNN đã giảm mạnh trong những năm vừa qua. Từ hơn 800 DN được cổ phần hóa trong năm 2004-2005 đã giảm xuống chỉ được vài chục DN trong năm 2012. Tính trong 3 năm qua (2011-2013) chỉ sắp xếp được 180 DN, trong đó số cổ phần hóa là 99 DN. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc nhở, kết quả như thế là “chưa tương xứng với nguồn lực, chưa tương xứng với lợi thế”. Có nghĩa, nếu quyết tâm, chúng ta còn làm được tốt hơn, bởi trong số 99 DN được cổ phần hóa, có đến gần phân nửa (44 DN) là thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Một trong những lý do khiến công tác cổ phần hóa DNNN của Bộ GTVT được thúc đẩy nhanh hơn là do Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo quyết liệt, trong đó xác định rõ trách nhiệm cá nhân. Bộ phân công từng Thứ trưởng phụ trách một số DN trong thực hiện cổ phần hóa. Nếu không hoàn thành thì đồng chí Thứ trưởng đó phải chịu trách nhiệm. Lãnh đạo các DN không thực hiện cổ phần hóa theo đúng mục tiêu đề ra thì sẽ bị cách chức. Thực tế, tại TCT xây dựng công trình giao thông 8, chúng tôi đã cách chức cả Chủ tịch, TGĐ. Cách chức không phải do năng lực kém mà do không hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa. (Trả lời tại Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 16-3) | ||
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải |
Tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM, đều không có kết quả khả quan trong năm 2013 vừa qua. TP.HCM thì không hoàn thành mục tiêu đề ra cổ phần hóa 9 DN trong năm qua, còn lý do chậm được Chủ tịch UBND Hà Nội phân trần do địa bàn có quá nhiều DNNN nên việc cổ phần hóa gặp khó khăn. Trong khi đó, số DN còn phải cổ phần hóa tại TP.HCM là 77 DN, TP. Hà Nội là 49 DN. Cùng với 2 địa phương lớn nhất cả nước này, còn có 5 địa phương và bộ, ngành bị nằm trong danh sách chậm cổ phần hóa do Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN nêu đóng góp tới 183 DN/432 DN phải cổ phần hóa của cả nước trong lộ trình đến năm 2015, chiếm đến 43% trên tổng số.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, “bài toán” cổ phần hóa đã trở nên dễ giải hơn nhờ một loạt những quyết sách lớn từ Chính phủ. Một trong những văn bản quan trọng “giải cứu” nhiều vướng mắc trong cổ phần hóa đã được Chính phủ ban hành đó là Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó, Chính phủ đã tháo gỡ khó khăn trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất của DN cổ phần hóa; trong đối chiếu công nợ khi xác định giá trị DN; hoặc quy định cụ thể đối với trường hợp cổ phần hóa các Công ty mẹ có đơn vị sự nghiệp có thu…
Hết vướng chính sách
Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu khẳng định, đến thời điểm này, DN nào còn kêu “vướng” về chính sách chế độ là không đúng. Trên thực tế, cổ phần hóa là quá trình gồm nhiều việc, nhiều khâu nên đã có một số DN ngần ngại. Theo Thứ trưởng Trần Văn Hiếu, hiện nay, việc lùi cổ phần hóa là hầu như không thể và điều quan trọng là các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng. Khi thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, các DN phải xây dựng kế hoạch tiến độ cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện. Trường hợp không thực hiện được tiến độ công việc theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban lãnh đạo DN được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chậm hoàn thành kế hoạch đã được phê duyệt theo quy định.
Trong giai đoạn 2014-2015 Chính phủ yêu cầu phải cổ phần hóa 432 DN, trong đó cổ phần hóa 1 trong 8 tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90 (trong tổng số 87 tổng công ty) và bán tiếp cổ phần 4/5 ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào năm 2020. Trước những ý kiến còn băn khoăn, lo ngại vì số lượng DN phải cổ phần hóa theo kế hoạch là khá lớn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu bày tỏ tin tưởng rằng có thể hoàn thành được nhiệm vụ này. Theo Thứ trưởng Trần Văn Hiếu, việc cổ phần hóa các DN này không chỉ mang ý nghĩa thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh của DN mà còn góp phần thúc đẩy thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển, đồng thời nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của DN.
Theo một số chuyên gia kinh tế, công tác cổ phần hóa là một biện pháp quan trọng trong chiến lược cải cách DNNN, tuy nhiên không thể xem đây là biện pháp duy nhất và càng không phải là mục đích cuối cùng, chỉ nên xem đó là phương tiện để đạt được các mục đích khác lớn hơn của cải cách DNNN. Cổ phần hóa được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cấu trúc sở hữu của DN, qua đó có thể tạo ra các thay đổi khác về mặt tổ chức và quản trị DN, xa hơn là các kế hoạch, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh. Để đạt được điều này, việc cổ phần hóa cần phải làm thực chất. Tại Hội nghị tái cơ cấu DNNN do đích thân Thủ tướng Chính phủ chủ trì mới đây, đã có ý kiến đề xuất rằng, nếu Thủ tướng có quyết tâm làm một cuộc cách mạng cổ phần hóa thì phải có một cơ quan chuyên trách để giám sát việc thực hiện. Chính phủ cũng nhận định, cổ phần hóa là con đường tất yếu và duy nhất để đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý DNNN. Và để thực hiện mục tiêu tất yếu đó, điểm mấu chốt đó là phải thống nhất trong chủ trương để cùng quyết tâm thực hiện.
Theo số liệu báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, tính đến cuối năm 2013 cả nước đã thực hiện sắp xếp được 6.376 DN, trong đó Cổ phần hóa: 3.659 DN; Chuyển thành Công ty TNHH 1TV: 1.033 DN; Giao DN: 222 DN; Bán DN: 158 DN; Giải thể: 313 DN; Phá sản: 92 DN; Chuyển thành Công ty TNHH 2TV trở lên: 22 DN; Các hình thức khác (sáp nhập, hợp nhất…): 877 DN. Hiệu quả hoạt động của DNNN sau khi sắp xếp, cổ phần hóa từng bước được nâng cao. Theo báo cáo của 3.576 DN sau khi đã sắp xếp, cổ phần hóa gửi về Bộ Tài chính thì: 85% các DN có doanh thu năm sau cao hơn năm trước khi sắp xếp, cổ phần hóa; gần 90% DN sau khi sắp xếp, cổ phần hóa có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; 86% DN đóng góp vào NSNN của năm sau cao hơn năm trước khi sắp xếp, cổ phần hóa. Lao động dôi dư ở các đơn vị sắp xếp, cổ phần hóa tiếp tục được hưởng chính sách trợ cấp; được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề để bố trí việc làm mới tại DN cổ phần hoá hoặc tự thu xếp công việc mới đã góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp, cổ phần hoá, duy trì ổn định xã hội. Tính đến 31-3-2013, đã có hơn 170.000 lao động dôi dư được giải quyết chế độ theo các chính sách đã được ban hành với tổng số tiền hơn 5.600 tỷ đồng, bình quân là 32,7 triệu đồng/người. Trong đó, người lao động dôi dư tại các DN thuộc địa phương chiếm 57% và kinh phí chi trả chiếm 52%. (Nguồn: Bộ Tài chính) |
Minh Anh