您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq bi】Tiến thoái lưỡng nan 正文

【kq bi】Tiến thoái lưỡng nan

时间:2025-01-12 13:36:05 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Để xuất khẩu an toàn dưới tác động xung đột Nga- UkraineNga tuyên bố bắt đầu giai đoạn mới trong chi kq bi

Để xuất khẩu an toàn dưới tác động xung đột Nga- Ukraine
Nga tuyên bố bắt đầu giai đoạn mới trong chiến dịch quân sự ở Ukraine
Những thách thức đối ngoại khiến ông Joe Biden “tiến thoái lưỡng nan”
Xung đột Nga và Ukraine – nguyên nhân khiến thế giới rơi vào  lạm phát đình trệ
Xung đột Nga và Ukraine – nguyên nhân khiến thế giới rơi vào lạm phát đình trệ

Sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, chuỗi cung ứng càng trở nên rối loạn, cản trở đà phục hồi kinh tế toàn cầu do vị trí quan trọng đặc biệt của Nga và Ukraine trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cụ thể, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai toàn cầu. Neon là nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất chip, trong khi sản lượng của Nga và Ukraine chiếm 70% sản lượng toàn cầu. Lĩnh vực năng lượng và tài nguyên chiến lược quan trọng đang là nguồn gốc của rối loạn nguồn cung toàn cầu. Trong khi đó, các lệnh cấm lẫn nhau giữa Nga các nước phương Tây dẫn đến hệ thống vận chuyển logistics toàn cầu bị cản trở nghiêm trọng. Vùng chiến sự bùng phát giữa hai nước là đầu mối vận chuyển đường không và đường bộ của đại lục Á-Âu. Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt và chống trừng phạt tài chính của Mỹ và phương Tây đối với Nga dẫn đến hệ thống thanh toán đóng vai trò “chất bôi trơn” cho sự vận hành thông suốt của chuỗi cung ứng toàn cầu xuất hiện sự rạn nứt nghiêm trọng.

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đều thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng với biên độ lớn để ngăn chặn suy thoái, kích thích phục hồi. Tuy nhiên, do nguồn cung rối loạn và ảnh hưởng của các nhân tố khác, bắt đầu từ quý 4/2021, các nền kinh tế chủ chốt, đặc biệt là Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU), đã gặp sức ép lạm phát ngày càng nghiêm trọng.Theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu công bố gần đây, tỷ lệ lạm phát của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đã tăng mạnh từ mức 5,9% trong tháng 2 lên 7,5% trong tháng 3, ghi nhận mức cao mới trong lịch sử kể từ khi đồng euro ra đời. Lạm phát của Đức là 7,6%, Tây Ban Nha là 9,8%.

Đứng trước tình hình lạm phát ngày càng nghiêm trọng, các nền kinh tế chủ chốt phải thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ, xác định kiểm soát lạm phát là mục tiêu ưu tiên, do đó kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ tăng lãi suất. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Từ cuối năm 2021 đến nay, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã tăng lãi suất 3 lần. Đồng thời FED và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn xem thu hẹp chương trình mua tài sản là biện pháp quan trọng để tăng tốc thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi chấm dứt hoàn toàn. Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển gặp sức ép lạm phát nghiêm trọng cũng phải điều chỉnh chính sách vĩ mô và bắt đầu tăng lãi suất.

Tình trạng lạm phát đình trệ khiến việc điều tiết kinh tế vĩ mô của nhiều nước gặp nhiều khó khăn “được cái này mất cái kia”: muốn thoát khỏi kinh tế đình trệ cần phải mở rộng, nhưng việc mở rộng sẽ làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát; muốn kiểm soát lạm phát cần phải thắt chặt, nhưng thắt chặt sẽ làm kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy thoái. Để thoát khỏi tình thế này, các nền kinh tế chủ chốt và tổ chức quốc tế đang nỗ lực tìm ra cách thức cơ bản để thoát khỏi khó khăn trên nhiều phương diện, từ thể chế thậm chí chế độ, cũng như quản trị kinh tế toàn cầu và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô kinh tế. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn điều này sẽ mang lại thành công.