【soi cầu nt】CPTPP mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam từ thị trường Canada
Ngành da giày - túi xách đang tận dụng đang các ưu đãi từ CPTPP tại thị trường Canada. Ảnh: Nguyễn Huế |
Thị trường tiềm năng
TheạinhiềucơhộichodoanhnghiệpViệtNamtừthịtrườsoi cầu nto các chuyên gia, Canada được đánh giá là thị trường xuất khẩu (XK) đầy tiềm năng cho nhiều mặt hàng XK chủ lực như dệt may, giày dép, thủy sản, chè, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, đồ gỗ…
Ông Ngô Chung Khanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương nhận định, trong CPTPP, giá trị gia tăng về XK của Việt Nam chủ yếu đến từ các thị trường mới ở châu Mỹ là Canada, Mexico và Peru. Ngoài ra Nhật Bản cũng mang lại một sô giá trị tăng thêm do cam kết cắt giảm thuế quan sâu hơn. Tuy nhiên, DN cần nhìn thấy cơ hội từ các thị trường sẽ gia nhập trong thời gian tới.
Ông Bùi Tuấn Hoàn, Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ, Bộ Công Thương cho biết, Canada có chính sách khá mở về nông sản nhiệt đới với thuế nhập khẩu bằng 0% và không có nhiều rào cản kỹ thuật vì vậy đây là cơ hội cho hoa quả tươi xuất khẩu Việt Nam.
Về dệt may, hiện nay hàng dệt may của Việt Nam mới chiếm khoảng 7% tổng nhập khẩu của Canada. Khi CPTPP thực thi, thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Canada sẽ giảm từ 17 -18% xuống còn 0% nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Chênh lệch về thuế nhập khẩu trước và sau CPTPP sẽ là động lực thúc đẩy dệt may xuất khẩu vào thị trường Canada.
Bà Nguyễn Sơn Trà, Phó trưởng phòng WTO và đàm phán thương mại Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương cho biết, Canada cam kết xóa bỏ 94,5% số dòng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực, tương đương với 78% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Từ năm thứ 4, Canda xóa bỏ 96,3% số dòng thuế, tương đương với 93,4 kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam. Trong đó nông sản, thủy sản được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn ngay khi CPTPP có hiệu lực.
Cần tận dụng tốt quy tắc xuất xứ
Liên quan đến việc hưởng ưu đãi tại thị trường Canada thông qua CPTPP, bà Trịnh Minh Hiền, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, kể từ ngày 8/3 đến nay (Ngày Thông tư hướng dẫn về TPCPP của Bộ Công Thương có hiệu lực) đã có 415 Bộ C/O được cấp cho hàng XK sang thị trường Canada, dẫn đầu trong các nước CPTPP. Hiện nay, hai mặt hàng da giày và dệt may đang tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ khi XK sang Canada. Với CPTPP, nếu đáp ứng được các yêu cầu về xuất xứ, sản phẩm giày dép XK vào Canada sẽ được hưởng mức thuế 0% thay cho mức thuế 18%. Mặt hàng dệt may cũng được hưởng mức giảm tương tự . Đây cũng là hai mặt hàng được giảm thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực do vậy nhiều DN đãchủ động tìm hiểu về C/O với sự hướng dẫn hỗ trợ của các cơ quan liên quanđể được hưởng ưu đãi thuế vào thị trường này.
Đối với các C/O vào thị trường Canada, bà Hiền lưu ý, các DN làm hồ sơ C/O vào Canada cần chú ý ghi rõ email, điện thoại của nhà sản xuất và XK. Đây là điểm rất mới của Hiệp định CPTPP vì các FTA trước trước đâychỉ yêu cầu ghi tên nhà XK vì với các FTA khác khi có nghi ngờ về xuất xứ, cơ quan chức năng của các nước chỉ cần trao đổi với Bộ Công Thương nhưng đối với CPTPP Hải quan các nước sẽ liên hệ trực tiếp với DN, nếu không có thông tin liên lạc thì sẽ các DN sẽ bị nghi ngờvề tính pháp nhân. Một điểm đáng chú ý nữa được nhiều DN thắc mắc là khoảng trống từ 31/12/2018 ( thời điểm CPTPP chính thức có hiệu lực) đến ngày 8/3/2019 (thời điểm Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương có hiệu lực) nhiều DN đã có đơn hàng đã XK sang Canada mà chưa được cấp C/O?
Về vấn đề này, bà Hiền cho biết, các DN có thể đề nghị cấp hồi tố C/O sang thị trường Canada trong khoảng thời gian trên để tận dụng được ưu đãi thuế. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng khuyến khích các DN nên sử dụng cấp C/O qua intenet để tiện cho việc chứng minh xuất xứ có thể phát sinh sau này, vì chứng từ đã được lưu sẵn trên hệ thống. Đối với lộ trình giảm thuế, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị DN nên so sánh lộ trình giảm thuế của các FTA để tận dụng được ưu đãi tối đa từ các thị trường nhập khẩu trong CPTPP vì đối với các nước như Nhật Bản đã có FTA với Việt Nam và đang được hưởng mức ưu đãi gần như tối đa, trong khi đó mức thuế đã giảm trong CPTPP vẫn còn khá cao. Do vậy, đối với một số mặt hàng dệt may, da giày được giảm thuế ngay thì DN nên sử dụng ngay C/O CPTPP còn các mặt hàng giảm thuế theo lộ trình các DN nên tận dụng các C/O ưu đãi của các FTA khác có mức giảm lớn hơn.
“Ngoài ra, đối với các C/O bị lỗi, các DN cần thông báo lại với tổ chức cấp để các tổ chức này thông báo cho đầu mối XK tại các nước NK. Một điểm lợi nữa từ CPTPP là quy định về ngưỡng miễn nộp C/O 1.000 USD. Với quy định này thì hàng hoá dưới 1.000 USD sẽ không phải nộp thuế. Do vậy các sản phẩm hàng mẫu của DN mang sang để phục vụ triển lãm nếu chưa tới 1.000 USD thì không cần có C/O cũng được miễn thuế. Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản XK sang Canada được phép NK từ bên ngoài nhưng phải đảm bảo hàm lượng khu vực 40%. Đối với hàng dệt may XK vào Canada dù phải đáp ứng quy tắc 3 công đoạn nhưng một số sản phẩm như tơ lụa không vướng các quy định này do hoàn toàn được sản xuất tại Việt Nam, các DN cần chú ý để tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ thị trường này”, bà Hiền nhấn mạnh.
Theo số liệu thống kệ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Canada đã tăng gấp 3 lần từ 1,14 tỷ USD năm 2010 lên 3,85 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó Việt Nam luôn xuất siêu sang Canada. Năm 2018 giá trị xuất siêu đạt 2,14 tỷ USD. Sự kết nối thương mại giữa Việt Nam – Canada ngày càng được tăng cường thông qua việc tham gia CPTPP. Chỉ sau một thời gian ngắn CPTPP có hiệu lực kim ngạch XK của Việt Nam sang Canada đã có sự tăng trưởng mạnh, hai tháng đầu năm 2019, XK từ Việt Nam sang canada đạt hơn 506 triệu USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước. |