当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【bảng xếp hạng bangladesh】Nhiều đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm địa phương 正文

【bảng xếp hạng bangladesh】Nhiều đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm địa phương

2025-01-10 01:21:20 来源:88Point 作者:World Cup 点击:655次

vay von

Quy định mới sẽ mở rộng đối tuowngj được vay vốn giải quyết việc làm địa phương.

Với việc giải thể quỹ,ềuđốitượngđượcvayvốngiảiquyếtviệclàmđịaphươbảng xếp hạng bangladesh thay vào đó là Thông tư 11/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý sử dụng nguồn vốn địa phương, ngoài người nghèo, sẽ có nhiều đối tượng được tiếp cận với nguồn vốn vay giải quyết việc làm của địa phương.

Giải thể quỹ là phù hợp thực tế

QGQVLĐP được chính thức thành lập từ năm 1999. Ban đầu, Quỹ được hình thành từ nguồn ngân sách địa phương (NSĐP) và sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Quỹ do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) quản lý và cho vay theo cơ chế ủy thác do Chủ tịch UBND tỉnh quy định. Trải qua 18 năm hoạt động, QGQVLĐP đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động; giúp các địa phương khôi phục các ngành nghề truyền thống; hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình; thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt đối với những lao động ở khu vực bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động nữ, lao động là người tàn tật. Quỹ đóng vai trò quan trọng trong các chương trình mục tiêu giảm nghèo, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định chính trị và an sinh xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo rà soát của Bộ Tài chính, các văn bản pháp luật hiện hành không quy định về việc thành lập quỹ. Do đó, Bộ Tài chính đã đề nghị với Chính phủ giải thể QGQVLĐP. Sau khi giải thể quỹ, các địa phương vẫn tiếp tục quản lý nguồn vốn ngân sách địa phương (NSĐP) theo hình thức ủy thác thông qua hệ thống NHCSXH.

Để triển khai hiệu quả, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Thông tư số 11).

Mở rộng vai trò địa phương trong sử dụng nguồn vốn ngân sách

Bà Vũ Thị Hải Yến, Trưởng phòng Y tế xã hội, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, điểm mới của Thông tư số 11 là cho phép chuyển nguồn vốn còn lại tại thời điểm giải thể của QGQVLĐP cùng với nguồn vốn NSĐP trích hàng năm để cho người nghèo vay, nguồn tiền lãi thu được từ cho vay được trích hàng năm để bổ sung vào nguồn vốn ủy thác. Bên cạnh đó, Thông tư cũng mở rộng vai trò của địa phương thông qua việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn NSĐP, khác với Thông tư số 73/2008/TT-BTC quy định UBND cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý và điều hành Quỹ Giải quyết việc làm của địa phương.

Cũng theo bà Hải Yến, để nâng cao tính chủ động của địa phương, Thông tư số 11 quy định rõ đối tượng cho vay đối với các đối tượng chính sách khác. Các đối tượng này bao gồm đối tượng chính sách khác theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và một số đối tượng chính sách khác tại địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đồng thời, việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay cũng được quy định chặt chẽ hơn. NHCSXH quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn NSĐP vào thu nhập của NHCSXH và quản lý, sử dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên: Đầu tiên là trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chung; tiếp đến trích phí quản lý nguồn vốn ủy thác cho NHCSXH, phí chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị liên quan. Phần còn lại (nếu có) được bổ sung vào nguồn vốn cho vay.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng bổ sung quy định đối với trường hợp lãi thu được sau khi trích quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chung mà không đủ trích phí quản lý cho NHCSXH theo quy định, ngân sách địa phương cấp bù phần còn thiếu cho NHCSXH nơi nhận ủy thác.

Bà Hải Yến cho biết, ngoài việc quy định cơ chế xử lý các khoản nợ bị rủi ro, thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro, nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro, Thông tư số 11 quy định bổ sung trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện. UBND cấp tỉnh, cấp huyện bổ sung NSĐP để xử lý, hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của NSĐP chuyển qua NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện.

“Đặc biệt, để tăng cường nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thông tư quy định trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ rủi ro lớn hơn số dư quỹ dự phòng rủi ro tối đa, được bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định”, Bà Yến nhấn mạnh.

"Thông tư 11 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2017. Đối với các địa phương đã ban hành quy định về quản lý, sử dụng vốn ủy thác của NSĐP qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp tục thực hiện và rà soát lại nội dung theo quy định tại thông tư này để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp".

Bùi Tư - Nguyên Phương

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜