【bng da lu】VCCI: Làm rõ một số khái niệm trong dự thảo Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
Sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm có gì đáng chú ý?àmrõmộtsốkháiniệmtrongdựthảoLuậtkinhdoanhbảohiểmsửađổbng da lu | |
Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm: Bảo đảm quyền lợi cho đối tượng tham gia | |
Đã đến lúc sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm |
VCCI đã thực hiện góp ý với nội dung liên quan đến việc giải thích từ ngữ. Ảnh: Internet. |
Cụ thể, đối với quy định về "người được bảo hiểm (khoản 7)", VCCI đề nghị bổ sung cụm từ “sức khỏe” vào khái niệm “người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng và các đối tượng bảo hiểm khác được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm” để đảm bảo thể hiện đầy đủ các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan.
Đối với "người thụ hưởng (khoản 8)", VCCI cũng đề nghị bổ sung cụm từ “người được bảo hiểm” và bỏ nội dung “trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong”, quy định tại khoản 8 được sửa đổi thành: “người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm”. Lý giải điều này, VCCI cho rằng quy định này có thể áp dụng chung cho các sản phẩm bảo hiểm, vì trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm không chỉ có nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe mới có người thụ hưởng mà các nghiệp vụ khác cũng có thể có người thụ hưởng.
Về quyền lợi có thể được bảo hiểm (khoản 9), tại dự thảo quy định “quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền lợi được công nhận hợp pháp của bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm”.
Về điều này, VCCI đã đặt ra câu hỏi: Quyền lợi được công nhận hợp pháp” được hiểu như thế nào? Ai sẽ công nhận? VCCI cho rằng đây là khái niệm rất quan trọng trong hoạt động bảo hiểm, vì vậy cần phải quy định rõ ràng, cụ thể, hạn chế tình trạng phát sinh tranh chấp giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm. VCCI đề nghị Ban soạn thảo quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn đối với khái niệm này.
Đối với định nghĩa của "bảo hiểm hưu trí (khoản 15)", tại dự thảo quy định “Bảo hiểm hưu trí là bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đến tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật, …”.
Về điều này, VCCI cho rằng bảo hiểm hưu trí trong Luật này được xem là bảo hiểm tự nguyện, được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, do đó không nhất thiết phải tuổi nhận quyền lợi hưu trí trùng với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Chính vì vậy VCCI đề nghị giữ lại định nghĩa của Luật hiện hành về bảo hiểm hưu trí, theo đó “Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo một thời hạn nhất định thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Đáng chú ý, đối với giải thích từ ngữ của "bảo hiểm trọn đời (khoản 22)", dự thảo quy định “Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó”.
Tuy nhiên theo VCCI, thực tế, bảo hiểm trọn đời thường kết thúc khi người được bảo hiểm ở độ tuổi 99 hay 100 tuổi, vì vậy sử dụng cụm từ “trong suốt cuộc đời” là chưa chính xác. VCCI cho rằng nên điều chỉnh lại quy định này để phản ánh chính xác hơn.
相关推荐
- Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- Gửi hình khoe người yêu mới, cô gái bị bạn trai cũ chém trọng thương
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi: “Ngoại” áp đảo “nội”
- Gần 850.000 du khách Hàn Quốc đến Việt Nam trong tháng 4/2024
- Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- Giao dịch Internet banking của VPBank lên mức 2 tỷ VNĐ/ngày
- Việt Nam tham gia Triển lãm văn hóa và sáng tạo quốc tế tại Hong Kong
- Hơn 100 luật sư bào chữa cho 54 bị cáo vụ ‘chuyến bay giải cứu’