Xác định chiến lược đổi mới máy móc,điđầuápdụngcôngnghệhiệnđạitrongthicônhan dinh bong da.net trang bị công nghệ hiện đại là yếu tố sống còn trong bối cảnh thị trường xây dựng cơ bản giao thông, những năm qua, Tổng công ty XDCTGT4 (CIENCO4) đã chủ động đầu tư các công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất trong thi công. Điển hình trong công tác xử lý nền đất yếu, CIENCO4 đã áp dụng hệ thống công nghệ cọc xi măng đất Jet-grouting, bấc thấm kết hợp hút chân không; công nghệ cầu bê tông vòm cong không gian; công nghệ thi công hầm đường bộ, công nghệ thi công bê tông nhựa, bê tông xi măng đường sân bay; công nghệ khoan cọc nhồi đường kính 2m, sâu 100m; công nghệ đúc hẫng cân bằng, công nghệ đúc trên đà giáo cố định… với tổng kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2010 - 2015 lên tới gần 830 tỷ đồng. Trong năm qua, CIENCO4 đã áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trong thi công hầm xuyên núi tại gói thầu số 4, dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Hạng mục này được thiết kế với đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật thi công rất cao và đã được CIENCO4 triển khai bằng phương pháp NATM (New Austrian Tunneling Method) - công nghệ tiên tiến nhất thế giới trong thi công hầm. CIENCO4: Đi đầu áp dụng công nghệ hiện đại trong thi côngNăm 2015, tại một số dự án giao thông đường bộ xảy ra hiện tượng hằn lún vệt bánh xe do thời tiết nắng nóng bất thường và tình trạng xe quá tải trọng lưu thông. Trong đó, tuyến tránh TP Vinh và dự án mở rộng QL1 đoạn Nam Bến Thủy - tránh TP Hà Tĩnh do CIENCO4 làm nhà đầu tư theo hình thức BOT cũng không tránh khỏi ngoại lệ. Với uy tín của một doanh nghiệp xây dựng giao thông hàng đầu cả nước, cùng trách nhiệm bảo hành công trình, CIENCO4 đã nỗ lực tích cực khắc phục hiện tượng này. Ông Ngô Trọng Nghĩa, Phó tổng giám đốc CIENCO4 cho biết, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng hằn lún vệt bánh xe tại hai tuyến trên, tổng công ty đã đầu tư dây chuyền thiết bị máy cào bóc tái chế nguội mặt đường bê tông nhựa W2500S, xe rải xi măng định lượng tự động, xe cấp nhựa kết nối trực tiếp với máy cào bóc, xe cấp nước kết nối trực tiếp với máy cào bóc cùng với các thiết bị hỗ trợ như: Lu chân cừu 20-35 tấn, lu rung 12-30 tấn… với chi phí lên tới 35 tỷ đồng để tiến hành cào bóc những đoạn mặt đường bị hư hỏng, tái sinh và tăng cường độ mặt đường lớp bê tông nhựa. Về quy trình hoạt động của dây chuyền, lãnh đạo CIENCO4 chia sẻ, công nghệ cào bóc tái chế nguội mặt đường BTN sử dụng phần vật liệu trong kết cấu áo đường bị hư hỏng được cào bóc từ 16 - 22cm, trộn với chất gia cố gồm nhựa đường và xi măng. Kết cấu và tỷ lệ hàm lượng chất gia cố sẽ căn cứ trên chỉ số thực tế phù hợp với từng đoạn trên tuyến và được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống điện tử. Tiếp đến, thiết bị chuyên dụng sẽ hoàn trả phần hỗn hợp này, lu lèn hoàn thiện móng kết cấu áo đường. Sau công đoạn cào bóc tái sinh sẽ tiến hành thi công lớp phủ bằng bê tông nhựa polymer có chiều dày 5cm. Theo đánh giá của một chuyên gia giao thông, đây là dây chuyền xử lý bê tông nhựa mặt đường tiên tiến nhất lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam và CIENCO4 là đơn vị tiên phong sử dụng công nghệ này. Hiệu quả của việc áp dụng dây chuyền cào bóc tái chế nguội tại chỗ đó là nâng cao cường độ mặt đường từ 140 - 160Mpa lên 260 - 300Mpa. Đặc biệt, công nghệ này sẽ tận dụng được toàn bộ phần vật liệu cũ nên tiết kiệm được chi phí về giá thành. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ tái chế nguội mặt đường bê tông nhựa sẽ rút ngắn được thời gian thi công, đảm bảo phương tiện lưu thông ngay trong ngày trên những đoạn vừa sửa chữa. Như vậy, CIENCO4 đã ứng dụng thành công rất nhiều công nghệ hiện đại trong sản xuất, giúp nâng cao chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí tối đa trong sản xuất. Ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng quản lý hạ tầng giao thông |