Thế giới hiện tại với nhiều bất ổn từ biến đổi khí hậu đến khủng bố,ậnthứclạithếgiớitrongthờikỳcáchmạngcôngnghệkết quả sparta rotterdam đặc biệt khi công nghệ bùng nổ, có thể “đọc” được suy nghĩ của con người. Chúng ta đối mặt với những vấn đề này như thế nào? Câu trả lời nằm ở hai từ: Nhận thức. Yuval Noah Harari, nhà sử học người Do Thái đúc kết và gợi mở nhiều vấn đề nóng của thời đại mới qua cuốn 21 bài học của thế kỷ 21. Nếu 2 cuốn sách trước đó của ông là Sapiens: Lược sử loài người và Homo Deus: Lược sử tương lai đề cập đến quá khứ thì 21 bài học thế kỷ 21 nói về tương lai. Ông đưa ra các tiểu điểm của xã hội loài người ở hiện tại và tương lai gần: Điều gì đang xảy ra trên thế giới ngày nay và đâu là ý nghĩa sâu xa của các sự kiện đó? Đối đầu chưa từng có trong lịch sử: Sự hợp nhất của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học Chúng ta không tìm thấy 21 bài học của Harari mà thực chất chỉ có 2 bài học lớn và 19 lời cảnh tỉnh. Đó là cảnh tỉnh về thế giới, những mối nguy của nhân loại, những vấn đề tưởng như cũ kỹ vẫn đang bị hiểu lầm hoặc cố tình lợi dụng. 2 bài học lớn ở đây là cách thức giáo dục và ý nghĩa cuộc đời của chúng ta. Tựu trung của hai vấn đề này nằm ở THAY ĐỔI NHẬN THỨC. Theo Harari, thế giới đã chuyển mình sang thời đại của công nghệ thay vì đi kiếm tìm “công thức tự do”. Ông đưa ra một loạt dẫn chứng từ thập niên 1990 và 2000, tự do được coi là “thần chú”. Năm 1997, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tự tin chỉ trích chính phủ Trung Quốc, nói rằng việc từ chối tự do hóa nền chính trị Trung Hoa đã đặt nước này “đi ngược trào lưu lịch sử”. Nhưng đến năm 2008, từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thế giới vỡ mộng với câu chuyện tự do. Năm 2016, sự vỡ mộng tiếp tục đánh dấu bằng cuộc bỏ phiếu Brexit ở Anh và sự nổi lên của Tổng thống Donald Trump. Đến năm 2018 là con số 0 tròn trĩnh. |