【thứ hạng của rizespor】Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Cần gắn với nhu cầu

[La liga] 时间:2025-01-10 13:05:40 来源:88Point 作者:La liga 点击:120次

Báo Cà MauHơn nửa chặng đường trôi qua, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã từng bước đi vào quỹ đạo và đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi, đời sống người dân nông thôn theo đó ngày càng thay đổi. Thế nhưng, trong tiến trình ấy cũng đã vấp phải không ít những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ kịp thời.

Hơn nửa chặng đường trôi qua, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã từng bước đi vào quỹ đạo và đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi, đời sống người dân nông thôn theo đó ngày càng thay đổi. Thế nhưng, trong tiến trình ấy cũng đã vấp phải không ít những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ kịp thời.

Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH Nguyễn Hữu Phước nhìn nhận: “Tình hình chung, công tác đào tạo nghề hiện nay còn quá nhiều bất cập. Một số nơi quán triệt chưa sâu, công tác tuyên truyền chưa rộng, chưa nắm rõ nhu cầu của người học cũng như của địa phương nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, vấn đề hợp thức hoá công nhận chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng lao động tại mỗi địa phương vẫn chưa thể thực hiện”.

Nhiều nỗ lực

Ðào tạo nghề chưa sát với thực tế địa phương, đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu và yếu về kỹ năng, trình độ, đối tượng sau khi đào tạo gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Ðây là những thực trạng chung trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay mà hầu hết các địa phương đang vướng phải. Thời gian qua, huyện Phú Tân không ngừng tăng cường về quy mô dạy nghề lẫn nâng chất lượng đào tạo nguồn lực nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất của lao động nông thôn tại địa bàn. Tính riêng năm 2014, đã có hơn 1.200 học viên đăng ký 39 lớp học các lớp sơ cấp nghề như: cắt may dân dụng, sửa xe, thẩm mỹ, điện dân dụng, nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tổ chức truyền nghề cho 71 lớp, thu hút hơn 2.100 học viên.

Cần có những định hướng, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng lao động tại địa phương để đào tạo nghề phát huy hiệu quả. (Trong ảnh: Lớp học cắt may dân dụng mở tại ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân).

Năm qua, huyện Phú Tân đã giải quyết việc làm cho gần 5.400 lao động, đạt 153% chỉ tiêu tỉnh giao. Nhưng trong số đó, lực lượng lao động tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh chiếm hơn ½ số lượng được đào tạo, lực lượng phục vụ địa phương chỉ khoảng hơn 1.800 người. Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Trần Minh Huyện chia sẻ: “Là huyện vùng sâu, hộ nghèo, cận nghèo khá nhiều, trình độ dân trí còn thấp, ý thức, chuyên cần khi tham gia học còn thấp. Vì thế, số người trong độ tuổi lao động đi ra tỉnh ngoài lao động ngày càng đông. Số lao động cũng chỉ ở trình độ sơ cấp, muốn vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp cần phải học thêm để nâng cao tay nghề”.

Dù có nơi đầy đủ tiện nghi, phương tiện dạy và học tại huyện, nhưng các lớp học nghề lại không thu hút được các học viên. Ðể giải quyết tình thế, Trung tâm Dạy nghề huyện đành “xắn quần” ngược về vùng sâu mở điểm dạy cho người dân. Cô Nguyễn Thanh Xuân, giáo viên Trung tâm Dạy nghề huyện, hơn 17 năm dạy may cho lao động nông thôn, bộc bạch: “Công tác vận động ở vùng quê rất khó khăn, bởi đời sống khó khăn, chị em không có điều kiện đi xa để theo học, đành mướn tạm nhà dân, rồi vận chuyển dụng cụ đến để dạy. Ngoài ra, để tiện cho chị em trong việc học, lớp học phải bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, để họ còn lo cơm nước cho gia đình”.

Cần những định hướng

Ðể đến được lớp học cắt may dân dụng mở tại ấp Cái Ðôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, cán bộ, giáo viên phải vượt quãng đường khá xa, rồi vận chuyển máy may để dạy cho học viên trong khu vực ấy. Chị Nguyễn Hằng Ni, nhà trong ấp, đi học phải dắt theo đứa con nhỏ hơn 6 tuổi. Chị Ni tâm sự: “Trước đây buôn bán tạp hoá nhưng thu nhập eo hẹp, hy vọng học được nghề may có cơ hội xin vào mấy công ty ở Bình Dương mới đủ lo gia đình”.

Qua 5 năm thực hiện Đề án 1956, toàn tỉnh có tổng số 51.462 đối tượng lao động nông thôn được học nghề trình độ sơ cấp với tổng nguồn kinh phí gần 93,6 tỷ đồng. Số lao động sau khi đào tạo nghề làm đúng với nghề đào tạo là 36.744 người.

Ðịa phương không thể giải quyết hết nhu cầu người cần việc sau đào tạo bởi huyện chỉ có Công ty Cadovimex, thu nhập, tiền công lại bấp bênh, khó lòng đảm bảo đời sống cho người lao động. Còn những người tham gia học nghề nông nghiệp, cắt may dân dụng thì chủ yếu làm tại gia đình, thu nhập chưa bền vững. Chị Nguyễn Thị Muội, ấp Tân Quảng, xã Nguyễn Việt Khái, học viên lớp cắt may, bộc bạch: “Giờ học cho có nghề chứ cũng chưa biết làm gì, đi làm xa thì không thể, mở tiệm may thì điều kiện kinh tế không cho phép”.

Ngoài sự thiếu định hướng đầu ra thì đội ngũ giáo viên thiếu, yếu về tay nghề cũng là hạn chế trong đào tạo nghề hiện nay. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết: “Cà Mau có rất nhiều nghề truyền thống như vá lú, đan lát, may dân dụng… người làm nghề có nhiều kinh nghiệm nhưng không thể mời họ đứng ra dạy được bởi không có bằng cấp. Ðành phải nhờ giáo viên nơi khác đến, dù có bằng cấp nhưng đôi khi lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Từ đó, khiến chất lượng dạy nghề không đảm bảo. Muốn công nhận tay nghề cho người địa phương có nghề truyền thống phải đòi hỏi nhiều thủ tục, rất khó khăn. Sở sẽ tiếp tục đề nghị, xem xét để có thể công nhận chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng này”./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接