Sáng 18/7,đìnhcựuThưkýThứtrưởngBộYtếđangkhắcphụcthêmtỷđồxem bong da truc tiêp phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” tiếp tục với phần tranh luận. HĐXX dành thời gian để luật sư bào chữa cho các bị cáo thuộc nhóm tội nhận hối lộ.
Theo quan điểm luận tội của đại diện VKS, bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng) được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là thư ký, trực tiếp giúp việc cho Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên. Lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, trong việc trình Thứ trưởng Bộ Y tế ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao về việc cấp phép chuyến bay, Phạm Trung Kiên đã gây khó doanh nghiệp, để phải chi cho Kiên theo mức tiền mà Kiên yêu cầu để được Bộ Y tế đồng ý xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao.
Đại diện các doanh nghiệp đã phải trả phí tiền cho bị cáo Phạm Trung Kiên để được Bộ Y tế đồng ý xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao. Trong vụ án này, bị cáo nhận hối lộ với số lần nhiều nhất, tổng số tiền nhiều nhất và thủ đoạn cũng trắng trợn nhất trong số các bị cáo với 253 lần nhận hối lộ, với tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng.
Khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội của mình, bị cáo đã chuyển khoản trả lại cho các doanh nghiệp và cá nhân đưa hối lộ hơn 12 tỷ đồng; đồng thời nhờ các doanh nghiệp khai báo với cơ quan chức năng số tiền chuyển cho bị cáo là tiền vay mượn cá nhân.
Theo đại diện VKS, đối với bị cáo Kiên cần thiết phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho bị cáo.
Vợ bị cáo Phạm Trung Kiên nộp thêm 8 tỷ đồng
Bào chữa cho ông Phạm Trung Kiên, luật sư Hà Mạnh Huy cho rằng, việc đại diện VKS đề nghị áp dụng mức án tử hình đối với ông Kiên đã khiến luật sư bất ngờ. Luật sư cho rằng, đại diện VKS chưa đánh giá đầy đủ bản chất sự việc.
Trong vụ án này, gọi là vụ án “chuyến bay giải cứu”, nhưng thực tế, có 3 hình thức đưa người Việt Nam về nước thời Covid gồm: chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và chuyến bay đơn lẻ. Ở chuyến bay giải cứu, bị cáo Kiên không nhận tiền, không liên quan.
Còn ở chuyến bay combo và chuyến bay khách lẻ có thu tiền, bị cáo Kiên mới nhận tiền của doanh nghiệp và vi phạm pháp luật.
Luật sư đưa ra quan điểm, bị cáo Kiên có hành vi vi phạm và phải chịu trách nhiệm. Việc bị cáo nhận tiền là có thật, không tranh luận, nhưng căn nguyên và lý do, thẩm quyền, chức vụ của bị cáo khi nhận tiền thì cần phải xem xét.
Về mặt tội danh, đại diện VKS kết luận bị cáo Kiên phạm tội Nhận hối lộ, nhưng theo luật sư, hành vi của bị cáo có dấu hiệu phạm tội Lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ quyền hạn để trục lợi. Về mặt chủ thể của tội Nhận hối lộ thì người nhận hối lộ phải có chức vụ, quyền hạn và được giao nhiệm vụ. Về mặt khách quan, người nhận hối lộ nhận vật chất để làm hay không làm điều gì theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Trong khi đó, ở Bộ Y tế, vào thời điểm bị cáo Phạm Trung Kiên phạm tội không có chức danh thư ký của Thứ trưởng. Công việc mà bị cáo Kiên thực hiện không có văn bản nào quy định bị cáo Kiên được làm và phải làm gì với chức danh chuyên viên giúp việc cho Thứ trưởng.
“Kết luận điều tra xác định bị cáo Kiên là chuyên viên Vụ trang thiết bị y tế, cáo trạng thì lại nêu bị cáo là Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế… Tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ và xét hỏi tại tòa không thỏa mãn hành vi khách quan của người nhận hối lộ”, lời luật sư.
Luật sư phân tích về thẩm quyền tiếp nhận công văn đến và đi ở Bộ Y tế cho thấy, việc xử lý văn bản đến Bộ Y tế qua rất nhiều khâu. Bị cáo Kiên chỉ nhận văn bản từ Văn phòng Bộ rồi chuyển đến Thứ trưởng.
Thực tế, trong tất cả các công văn đề xuất ở Bộ Ngoại giao, danh sách các doanh nghiệp chưa có lần nào mà Bộ Y tế không đồng ý. “Đề xuất của Bộ Ngoại giao như thế nào thì Bộ Y tế đều thống nhất đồng ý. Các văn bản mà Bộ Ngoại giao chuyển, đều được Bộ Y tế trả lời trong thời gian 3-4 ngày”, lời luật sư.
Quan điểm của luật sư cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo, trong đó có bị cáo Phạm Trung Kiên là bất cập trong việc xét duyệt, thẩm định và cấp phép các chuyến bay.
Cụ thể, về thẩm quyền cấp phép các chuyến bay có sự chồng chéo, không rõ ràng; không có văn bản phân công theo từng bộ trong Tổ công tác 5 Bộ; không có văn bản quy định quy trình chung cho việc xét duyệt các chuyến bay…, dẫn đến trong vụ việc này, có những doanh nghiệp có thể mượn pháp nhân, liên kết pháp nhân, thậm chí chuyển nhượng giấy phép điều kiện để thực hiện các chuyến bay.
Luật sư Mạnh Huy cho rằng, liên quan đến số tiền 15 tỷ đồng mà bị cáo đã nhận trong quá trình cấp phép chuyến bay khách lẻ, bị cáo đã chủ động khai khi làm việc với CQĐT.
Thực tế, đây là chứng cứ duy nhất trong vụ án này, để thực hiện giai đoạn 2 mở rộng điều tra vụ án. Luật sư cho hay, sáng nay (18/7), vợ bị cáo Kiên đang nộp thêm 8 tỷ đồng để tiếp tục khắc phục cho bị cáo, đồng thời có đơn gửi HĐXX liên quan đến căn nhà đang bị kê biên.
Vợ bị cáo mong muốn HĐXX có biện pháp phát mại, tịch thu để xử lý bồi thường cho bị cáo Kiên. Bào chữa cho thân chủ của mình, luật sư của ông Phạm Trung Kiên cũng đề nghị HĐXX xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo.