【bxh vdqg uc】Thay đổi để phát triển
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 09:56:00 评论数:
THAY GIỐNG BÒ MỚI
Lâu nay,đổiđểphaacutettriểbxh vdqg uc mô hình chăn nuôi bò ở xã Quang Minh, TX. Chơn Thành được nông dân phát triển mạnh. Lợi thế của địa phương có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn dồi dào. Hiện tổng đàn bò toàn xã khoảng 700 con, phần lớn thuộc giống bò vàng, trong đó có Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò ấp Bàu Teng với 8 thành viên tham gia. Các hộ thường xuyên hỗ trợ nhau trong chăn nuôi. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, giống bò này bị thoái hóa, chất lượng giảm sút, nhỏ con, sinh sản kém. Do vậy, Hội Nông dân xã Quang Minh đã chuyển đổi sang giống bò lai Sind chất lượng cao để nông dân phát triển.
Chú bê giống lai Sind là kết quả từ dự án chuyển đổi giống do Hội Nông dân xã Quang Minh quản lý, Tổ hợp tác nuôi bò ấp Bàu Teng thụ hưởng
Ông Trần Quang Sắc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Minh cho biết: Từ Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định một số nội dung, mức hỗ trợ nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh, hội đã xây dựng phương án nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của THT chăn nuôi bò ấp Bàu Teng và đã được UBND thị xã chấp thuận. Hội Nông dân xã là đơn vị quản lý mô hình. Chúng tôi giao THT chăn nuôi bò ấp Bàu Teng trực tiếp thực hiện. Với số vốn 20 triệu đồng, THT đã mua 1 cặp bò cái giống lai Sind để nuôi thử nghiệm và hiện đã sinh bê.
Ông Nguyễn Đình Tú, tổ trưởng trực tiếp quản lý, chăm sóc bò của mô hình cho biết: Hằng ngày, đàn bò giống cũ của THT được chăn thả tập trung. Các hộ thành viên thay nhau cử người đi chăn thả. Mô hình này có nhiều ưu điểm, tuy nhiên lâu nay, việc bò trong đàn phối giống lẫn nhau dẫn đến mau chóng bị thoái hóa. Do vậy, khi thực hiện chuyển sang bò lai Sind, các hộ sẽ chăn thả riêng theo từng nhóm. Với nhiều ưu điểm vượt trội, bò lai Sind có giá cao hơn. Mới đây, có 2 hộ dân đã mua bò lai Sind để cải thiện chất lượng đàn. Chúng tôi tiếp tục phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh trên đàn bò để nông dân phát triển.
NUÔI LƯƠN SINH SẢN
Thời gian gần đây, người nuôi lươn trên địa bàn tỉnh gặp khó do giá lươn thương phẩm xuống thấp. Lươn nuôi đến kỳ phải bán, nhưng bán lỗ vốn nên anh Phan Minh Hiếu ở thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng đã quyết định chuyển đổi sang nuôi lươn sinh sản. Anh Hiếu cho rằng, nếu mô hình này thành công, có lươn giống bán giá thấp hơn thị trường, giảm chi phí ban đầu sẽ góp phần giúp người nuôi lươn phát triển bền vững hơn.
Anh Phan Minh Hiếu ở thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng (phải) chia sẻ về dự án chuyển đổi từ nuôi lươn thương phẩm sang nuôi lươn sinh sản với lãnh đạo Hội Nông dân xã
Để thực hiện mô hình, anh Hiếu đã đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ tham quan mô hình nuôi lươn sinh sản để học tập kinh nghiệm, đồng thời không ngừng tìm hiểu kiến thức trên internet để áp dụng thực tế. Với số lượng lươn thương phẩm hiện có, anh đã chọn những con chất lượng tốt, phù hợp sinh sản chuyển sang bể mới và hiện đã có kết quả.
“Tôi chọn những con từ 10-12 tháng tuổi, nặng khoảng 150g trở xuống, những con có thân nhỏ, ngắn sẽ đẻ trứng tốt. Đến nay, hầu hết các ổ do mình tạo ra đã có lươn vào đẻ. Từ ổ trứng đó, tôi chuyển sang bể dành riêng để ấp trứng và nở thành lươn con. Sau khoảng 2,5-3 tháng, lươn con được thả vào môi trường nuôi lớn thành thương phẩm”.
Anh Phan Minh Hiếu ở thôn 5, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng (bên trái) chia sẻ thành công bước đầu từ mô hình nuôi lươn sinh sản với Chủ tịch Hội nông dân xã
Gia đình anh Hiếu hiện sản xuất được hơn 4.000 con giống để nuôi thương phẩm. Anh Hiếu cho biết, thời gian tới sẽ cải tạo thêm 10 bể, đáp ứng nhu cầu lươn giống cho người dân địa phương.
Ông Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hưng cho biết: Xã hiện có THT nuôi lươn không bùn, gồm 7 thành viên. Thời gian qua, hội đã phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ nông dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi 350 triệu đồng. Tuy nhiên, giá lươn xuống thấp, chi phí cao khiến một số hộ lo lắng. Do vậy, cách làm của anh Hiếu là hướng đi hứa hẹn nhiều thành công.
SẢN XUẤT THEO NHU CẦU
Trên địa bàn tỉnh, mô hình trồng dưa lưới được nhiều nông dân phát triển. Phần lớn các mô hình đều phải đầu tư vốn ban đầu cao. Khi có sản phẩm, hộ nào cũng muốn tiêu thụ thuận lợi, bán được giá như mong muốn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần liên kết chặt chẽ, sản xuất theo nhu cầu.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Tân ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú tự tin với sự tính toán linh hoạt của mình trong sản xuất dưa lưới
Gia đình bà Nguyễn Thị Mỹ Tân ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú khởi nghiệp bằng mô hình trồng dưa lưới từ năm 2019. Trải qua nhiều thăng trầm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến nay gia đình bà đã sản xuất ổn định với thu nhập cao từ 5 sào dưa lưới trong nhà màng.
Bà Tân cho biết, vườn dưa của gia đình chưa được cấp mã vùng trồng, chưa được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP nên việc tiêu thụ phải linh hoạt. Để thích ứng với thực tế, bà thường xuyên tìm hiểu nhu cầu thị trường để sản xuất sản phẩm phù hợp. Hiện nhiều người trồng giống dưa vàng VA.74, tuy nhiên gia đình bà chuyển sang trồng dưa xanh Hạ Uyển. So với dưa vàng, dưa xanh thương phẩm có chi phí hạt giống thấp hơn, ngoài ra cây khỏe, ít sâu bệnh nên chi phí chăm sóc cũng giảm.
“Bình quân, giá bán dưa xanh thấp hơn dưa vàng khoảng 10.000 đồng/kg. Nếu có công ty thu mua theo hợp đồng thì tốt, còn thương lái mua để bán lẻ thì cũng dễ tiêu thụ vì đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng người tiêu dùng” - bà Tân chia sẻ.