【kết quả trận fiorentina】Mất cân đối cung

  发布时间:2025-01-09 23:36:50   作者:玩站小弟   我要评论
Đề nghị cả gia trại giảm giá lợn xuống 70.000 đồng/kg kết quả trận fiorentina。
mat can doi cung cau gia lon neo ngat nguongGiá lợn vẫn ngất ngưởng, Bộ NN&PTNT nói gì?
mat can doi cung cau gia lon neo ngat nguongĐề nghị cả gia trại giảm giá lợn xuống 70.000 đồng/kg
mat can doi cung cau gia lon neo ngat nguongBộ trưởng Nông nghiệp lý giải về giá thịt lợn vẫn ngất ngưởng
mat can doi cung cau gia lon neo ngat nguong
Dự kiến, đến quý III, quý IV năm nay, Việt Nam sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn. Ảnh: Nguyễn Thanh

Giá "lên đồng"

Theo Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT): Từ tháng 1 đến 3/2019, giá lợn thịt duy trì ở mức chỉ từ 45.000-47.000 đồng/kg lợn hơi; tháng 4-7/2019, giá lợn thịt giảm xuống 35.000 đồng/kg, có lúc xuống dưới 30.000 đồng/kg. Do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung giảm làm mất cân đối cung - cầu, giá lợn thịt tăng. Cụ thể, tháng 8-12/2019, giá lợn hơi tăng từ 42.000 đến 90.000 đồng/kg. Từ tháng 1-3/2020, giá giảm từ 90.000 đồng/kg xuống 73.000 đồng/kg lợn hơi tại cửa chuồng (từ ngày 1/4/2020, các doanh nghiệp lớn giảm giá xuống 70.000 đồng/kg lợn thịt tại nơi xuất chuồng). Tuy nhiên, đáng chú ý là, từ giữa tháng 4/2020 giá lợn thịt có xu hướng tăng đến 70.000-80.000 đồng/kg lợn hơi. Những ngày gần đây giá lợn thịt ổn định ở mức cao trên dưới 80.000 đồng/kg.

Thực tế theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường kể từ tháng 4 đến nay, giá lợn hơi xuất chuồng bất ngờ bật tăng trở lại. Một số địa phương thậm chí đã ghi nhận mức giá 93.000-95.000 đồng/kg lợn hơi. Giá các sản phẩm thịt lợn tại chợ cũng vì đó mà tăng theo, dao động từ khoảng 140.000-300.000 đồng/kg tùy loại và tùy địa bàn. Có thể nói, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy nhìn nhận, chăn nuôi lợn và giá lợn đã bước đầu có dấu hiệu khủng hoảng. Năm 2017 đến năm 2018, giá lợn thấp nhất là 15.000 đồng/kg hơi với lợn sề thải loại, còn mức trung bình là 26.000-28.000 đồng/kg. Thời gian gần đây, giá lợn cao nhất lên tới trên 90.000 đồng/kg. Như vậy, chỉ trong vòng thời gian ngắn, giá lợn hơi đã tăng gấp 4 lần.

"Giá lợn cao, nguồn cung là vấn đề lớn. Năm 2018 và đầu năm 2019 trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn lợn cả nước khoảng 37-38 triệu con. Như vậy, sản lượng thịt lợn khoảng 3,8-4 triệu tấn. Lợn ở khu vực chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 48% và ở các hộ chiếm tỷ lệ 52%. Hiện nay, toàn bộ nguồn cung ở khu vực các hộ sa sút nghiêm trọng, chỉ còn tập trung ở các trang trại của tập đoàn lớn. Nguồn cung quá thiếu thì giá lợn tăng cao", chuyên gia Hoàng Trọng Thủy nói.

Nguy cơ mất ngành hàng 10 tỷ USD

Nhắc tới câu chuyện giá lợn tăng cao, bên cạnh nguồn cung quá thiếu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chỉ rõ, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn chỉ chiếm thị phần 35% lợn thịt, còn lại 65% thị phần do doanh nghiệp nhỏ, trang trại, hộ nông dân chưa đồng bộ xuống giá. Vì vậy, chưa đủ sức để kéo giá bình quân xuống 70.000 đồng/kg lợn hơi. Một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn không xuất hoặc hạn chế xuất lợn thịt nên gia tăng thêm hiệu ứng thiếu nguồn cung làm tăng giá lợn thịt. Đáng chú ý, lãnh đạo Bộ NN&PTNT còn đề cập tới vấn đề, lợn hơi xuất chuồng đến tay người tiêu dùng phải qua 2-5 khâu trung gian làm giá đẩy tăng cao (gần 43%).

Liên quan tới vấn đề này, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra chiều tối ngày 5/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã có Đoàn liên ngành kiểm tra doanh nghiệp chăn nuôi có thị phần lớn về việc chấp hành pháp luật về độc quyền, cạnh tranh gian lận thương mại. Kết quả sơ bộ cho thấy, không có doanh nghiệp chăn nuôi nào được xác định là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường do có thị phần từ 30% trở lên tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, có cơ sở để xác định Công ty Chăn nuôi CP là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể, là doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt thị trường.

Vừa qua, khi làm việc với Đoàn kiểm tra, Công ty Chăn nuôi CP cung cấp thông tin, giá bán lợn hơi trung bình của Công ty năm 2018 là 43.400 đồng/kg và năm 2019 là 45.800 đồng/kg; 2 tháng đầu năm 2020 là 77.000 đồng/kg. Giai đoạn tăng mạnh nhất là giai đoạn cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Trong khi đó, biến động chi phí đầu vào sản xuất của Công ty Chăn nuôi CP không lớn. Như vậy, việc tăng giá bán lợn hơi của Công ty Chăn nuôi CP là chưa hợp lý so với chi phí sản xuất. "Khi lãnh đạo Chính phủ có ý kiến chỉ đạo, doanh nghiệp có cam kết hạ xuống 70.000 đồng/kg nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp, thương lái khó mua được giá 70.000 đồng/kg, nếu mua được thì số lượng ít", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Nhìn nhận về ngành hàng thịt lợn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, ngành này có tổng giá trị 10 tỷ USD, đó là chưa kể bung ra xuất khẩu. Nếu không tìm cách đảm bảo ổn định cung-cầu thịt lợn, dần đưa giá thịt lợn về mức hợp lý mà tiếp tục kéo dài tình trạng thiếu hụt nguồn cung như hiện nay thì có nguy cơ Việt Nam sẽ dần đánh mất thị trường, đánh mất ngành hàng này. "Khi mất thị trường rồi thì rất khó lấy lại, "tư lệnh" ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

"Chìa khóa" là thúc tái đàn

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, để tăng nguồn cung thịt lợn, cần tập trung việc tái đàn, phục hồi ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn toàn quốc. Đây là giải pháp tối ưu và bền vững, cần ưu tiên triển khai.

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã có nhiều biện pháp tích cực triển khai việc tái đàn, các hộ chăn nuôi lớn và nông dân cũng tích cực hưởng ứng, tuy nhiên việc tái đàn lợn không phải trong một thời gian ngắn có thể khôi phục được ngay. Theo báo cáo của các doanh nghiệp và địa phương, nếu không có yếu tố đột biến, sớm nhất phải đến cuối năm 2020 tổng đàn lợn mới có thể hồi phục như thời điểm trước khi có dịch tả lợn châu Phi…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, muốn giải quyết vấn đề cung-cầu đưa giá thịt lợn về mức hợp lý cần tái đàn, tăng đàn lợn theo hướng bền vững, an toàn. Tốc độ tái đàn ở các doanh nghiệp lớn đang rất nhanh. Muốn đạt mục tiêu khôi phục đàn lợn cả nước bằng con số trước khi dịch xảy ra cuối quý III và đầu quý IV năm nay, phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, đặc biệt chú trọng đến chăn nuôi hộ và các hợp tác xã đáp ứng điều kiện an toàn sinh học.

Cũng để tăng nguồn cung, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phải nhập khẩu thịt lợn nhằm bình ổn thị trường. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo giá đã yêu cầu Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn nhằm bù đắp lượng thịt lợn thiếu.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến ngày 13/4, Việt Nam nhập khẩu hơn 46.402 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng trên 300% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu từ Canada 24,59%; Đức 19,32%; Ba Lan 14,14%; Brazil 9,5%; Hoa Kỳ 8,39%; Tây Ban Nha 6,72% và Liên bang Nga 4,04%...

Năm 2020, sản lượng thịt xuất chuồng quý I/2020 đạt hơn 811 nghìn tấn; dự kiến quý II/2020 đạt hơn 900 nghìn tấn; quý III/2020 đạt hơn 1,0 triệu tấn; quý IV/2020 đạt gần 1,1 triệu tấn. Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phân tích, số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về nhu cầu lợn thịt xuất chuồng trung bình mỗi quý năm 2018 (trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi) là khoảng 920 nghìn tấn. Như vậy đến quý III, quý IV năm nay, Việt Nam sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu thịt lợn.

Từ đầu năm đến ngày 13/4, Việt Nam nhập khẩu hơn 46.402 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng trên 300% so với cùng kỳ năm 2019.

Số doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn thay đổi theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và tình hình thị trường. Cụ thể, trong năm 2019, có 600 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (tăng 48 doanh nghiệp so với năm 2018). Trong đó, có 150 doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn (tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2018).

Từ đầu năm 2020 đến ngày 13/4, có 108 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam. Hiện tại, có 788 doanh nghiệp của 19 quốc gia được phép xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam. Cụ thể, các quốc gia gồm: Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hunggary, Ireland, Italy, Nhật Bản, Mexico, Hà Lan, Austria, New Zealand, Ba Lan, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ.

相关文章

最新评论