发布时间:2025-01-27 08:39:03 来源:88Point 作者:World Cup
Hướng đi mới là kinh doanh có trách nhiệm | |
Chính sách phải minh bạch,ângcấpmôitrườngkinhdoanhtheohướngminhbạchổnđịnhdễdựđoángoai hang anh 2 ổn định mới thu hút nhà đầu tư bỏ vốn vào điện | |
Vẫn còn nhiều dư địa để cải cách môi trường kinh doanh |
Chủ tịch VCCI TS. Vũ Tiến Lộc phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: H.Dịu |
Trong khuôn khổ Dự án Tăng cường tiếng nói của doanh nghiệp trong việc giám sát và thực hiện tái cơ cấu kinh tế (thuộc Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam - Aus4Reform), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thực hiện Báo cáo Chương trình cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ Doanh nghiệp (Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2020 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ).
Phát biểu khai mạc hội thảo công bố Báo cáo vào sáng 20/4 tại Hà Nội, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, môi trường kinh doanh đã trở nên an toàn hơn, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính đã được cải thiện, chi phí không chính thức có chiều hướng giảm…
Đồng quan điểm, nhưng bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Giám đốc Aus4Reform đã thẳng thắn chỉ ra, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều trở ngại với doanh nghiệp như: các điều kiện kinh doanh bất cập ở cấp luật; điều kiện kinh doanh chồng chéo, không cần thiết, không minh bạch hoặc can thiệp sâu vào quyền tự quyết của doanh nghiệp; hoạt động kiểm tra chuyên ngành chuyển biến chậm; cơ chế một cửa chưa thực sự hiệu quả khi doanh nghiệp vẫn phải nộp kèm bản giấy, thiếu kết nối giữa các bộ, ngành, hệ thống công nghệ thông tin bị nghẽn.
Những cải cách trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng vẫn được đánh giá cao nhất và xếp cuối cùng là lĩnh vực phá sản. |
Nói cụ thể hơn về những phát hiện tại báo cáo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, tốc độ cải thiện dường như chậm lại so với các năm trước, và xu hướng thay đổi của các lĩnh vực tương đối trái ngược: các lĩnh vực có điểm số thấp (phá sản, bảo vệ nhà đầu tư và xuất nhập khẩu) tăng điểm, trong khi các lĩnh vực có điểm cao (thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng) lại giảm điểm.
“Đáng chú ý, cùng liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong khi tiếp cận tín dụng năm 2020 được cảm nhận khó khăn hơn so với năm 2019, thì thủ tục thuế lại trở nên dễ dàng hơn nhiều”, ông Đậu Anh Tuấn nói.
Cụ thể, thủ tục nộp thuế và bảo hiểm xã hội có sự tiến bộ đáng ghi nhận trong năm 2020. Tuy vậy, trung bình vẫn có 22% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực thuế như đề nghị miễn, giảm thuế (với 23% doanh nghiệp gặp phải), hoàn thuế (18%), quyết toán thuế (17%)…
Theo báo cáo của VCCI, các doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành thuế đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp với các thủ tục được thiết kế đơn giản, dễ thực hiện. Hệ thống công nghệ thông tin của ngành thuế cũng đáp ứng được nhu cầu tăng cao về nhu cầu thực hiện qua hình thức điện tử. Các quy định mới đang được soạn thảo về quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới được kỳ vọng cần đảm bảo tính công bằng thuế và tạo sự thuận tiện cho việc áp dụng của các bên liên quan.
Đặc biệt, báo cáo của VCCI cũng chỉ ra, loạt Nghị định về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục điều kiện kinh doanh đã tạo một cú hích quan trọng, tạo ra sự chuyển dịch xu hướng kinh doanh sang cả các ngành nghề cần điều kiện, mà một phần nguyên nhân có thể do việc xin các giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã trở nên dễ dàng hơn.
“Tuy nhiên, dư địa cải cách trong lĩnh vực này còn rất lớn với sự tồn tại của các điều kiện không minh bạch, định tính, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau”, ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Cũng tại báo cáo này, VCCI đã cho rằng, mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2020 đã không đạt được, khi chỉ có 811.538 doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2020. Tác động của dịch bệnh Covid-19 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hệ quả này.
Từ những vướng mắc nêu trên, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng cần phải đổi mới quy trình, tăng cường chất lượng xây dựng văn bản pháp luật, giảm chồng chéo, có sự chuyên nghiệp hơn. Các cơ quan cấp phép không nên chủ trì trực tiếp quá trình soạn thảo văn bản, quy phạm pháp luật.
Vì thế, theo ông Tuấn, cải cách môi trường kinh doanh Việt Nam thời gian tới phải nâng cấp lên, không chỉ tháo gỡ rào cản nữa mà cần phải tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch. Sự ổn định và dễ dự đoán của chính sách cũng là một nội dung mà nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư lớn vào các ngành sản xuất chế tạo và hạ tầng.
相关文章
随便看看