Reuters dẫn một số nguồn tin cho rằng các viện nghiên cứu có liên hệ với quân đội Trung Quốc đang sử dụng mô hình của Meta để phát triển AI cho mục tiêu quân sự.
TheốclợidụngMetapháttriểnAIphụcvụquânsựđiểm bóng đá ngoại hạng anho Reuters, các viện nghiên cứu hàng đầu Trung Quốc liên quan quân đội sử dụng mô hình Llama công khai của Meta để phát triển công cụ AI cho các ứng dụng quân sự tiềm năng.
Cụ thể, trong một bài báo vào tháng 6, sáu nhà nghiên cứu Trung Quốc từ ba viện (bao gồm hai viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Trung Quốc (AMS), cơ quan nghiên cứu hàng đầu của quân đội Trung Quốc) từng trình bày chi tiết cách họ sử dụng phiên bản Llama đầu tiên của Meta làm cơ sở cho "ChatBIT" - công cụ AI tập trung vào quân sự, nhằm thu thập và xử lý thông tin tình báo.
Các nhà nghiên cứu này sử dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) Llama 2 13B mà Meta công bố, sau đó tinh chỉnh và tối ưu hóa để tạo ra ChatBIT"cho các nhiệm vụ đối thoại và trả lời câu hỏi trong lĩnh vực quân sự". Mô hình này được đánh giá là vượt trội hơn một số mô hình AI khác, có khả năng tương đương khoảng 90% so với ChatGPT-4 mạnh mẽ của OpenAI.
Các nhà nghiên cứu không giải thích chi tiết về cách họ đo hiệu suất này, và cũng chưa nói rõ họ đưa mô hình AI này vào sử dụng hay chưa.
"Đây là lần đầu tiên có bằng chứng đáng kể cho thấy các chuyên gia quân sự tại Trung Quốc nghiên cứu một cách có hệ thống và cố gắng tận dụng sức mạnh của LLM nguồn mở, đặc biệt là của Meta, cho mục đích quân sự",Sunny Cheung, cộng sự tại Jamestown Foundation, chuyên về các công nghệ mới nổi và công nghệ lưỡng dụng (quân-dân sự) của Trung Quốc cho biết.
Meta phát hành mở nhiều mô hình AI, bao gồm Llama. Công ty cũng đưa ra một số hạn chế nhất định như yêu cầu các dịch vụ có hơn 700 triệu người dùng phải xin giấy phép từ công ty.
Trong các điều khoản, Meta cũng cấm sử dụng các mô hình AI này cho mục đích "quân sự, chiến tranh, công nghiệp hạt nhân hoặc các ứng dụng gián điệp" và các hoạt động khác chịu sự kiểm soát xuất khẩu quốc phòng của Mỹ, cũng như cấm sử dụng để phát triển vũ khí và cung cấp nội dung nhằm mục đích "kích động và thúc đẩy bạo lực".
Tuy nhiên, vì các mô hình của Meta là công khai, nên việc thực thi các điều khoản này còn nhiều lỗ hổng.
"Trong tương lai, thông qua sự tinh chỉnh công nghệ, ChatBIT sẽ không chỉ được áp dụng vào phân tích tình báo mà còn lập kế hoạch chiến lược, đào tạo mô phỏng và ra quyết định chỉ huy",bài báo cho biết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận, cũng như bất kỳ tổ chức hoặc nhà nghiên cứu nào. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng mô hình của họ chỉ kết hợp 100.000 bản ghi đối thoại quân sự, một con số tương đối nhỏ so với các LLM khác.
Nghiên cứu này diễn ra trong bối cảnh có cuộc tranh luận gay gắt trong giới an ninh quốc gia và công nghệ Mỹ về việc liệu các công ty như Meta có nên công khai các mô hình của họ hay không.
Vào tháng 10/2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh hành pháp nhằm quản lý các hoạt động phát triển AI, lưu ý rằng các hoạt động này mặc dù có thể mang lại lợi ích đổi mới đáng kể, nhưng cũng có "những rủi ro an ninh đáng kể, chẳng hạn như khi loại bỏ các biện pháp bảo vệ trong mô hình".
Phương Anh (Nguồn: Reuters )