【kết quả b】Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong phát triển nông thôn
Thời gian qua,ủaHộiNngdntrongphttriểkết quả b Hội Nông dân (HND) huyện Châu Thành có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, nông dân từng bước cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững, thay đổi diện mạo nông thôn và xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.
Mít là một trong những loại cây ăn trái mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn huyện.
Hiện toàn huyện có 14.738 hội viên nông dân. Qua đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, các cấp hội đã vận động được 10.722 hội viên, nông dân tích cực tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Ngoài chú trọng tuyên truyền, vận động tham gia phong trào này, các cấp hội còn quan tâm định hướng hội viên, nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương.
Trong đó, chú trọng chuyển đổi diện tích vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái có lợi thế tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao như sầu riêng, chôm chôm, mít… Nhờ vậy mà góp phần giúp nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn huyện dần cải thiện cuộc sống, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh vườn của gia đình mình.
Trước đây, vườn nhà ông Lê Quốc Trọng, ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, trồng dừa cùng một số loại cây ăn trái khác, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không nhiều. Một phần là do chưa nắm vững kỹ thuật canh tác, mặt khác do giá cả thị trường bấp bênh. Vì vậy, năm 2018, sau khi được các cấp hội tuyên truyền, vận động, ông Trọng quyết định cải tạo lại 2 công đất vườn của gia đình để chuyển sang trồng mít Thái, kết hợp nuôi lươn thương phẩm.
Đến nay, vườn mít mang về nguồn thu nhập bình quân cả trăm triệu đồng mỗi năm. “Được sự quan tâm của các cấp hội, đặc biệt là Hội Nông dân huyện đã quan tâm, hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn các kiến thức về giống cây mới từ các buổi tập huấn. Chưa kể, hội còn thường xuyên động viên tôi mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn trái theo định hướng rõ ràng. Nhờ đó, giúp mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho gia đình so với trước đây”, ông Trọng chia sẻ.
Trong năm 2023, các cơ sở hội tăng cường phối hợp và lập danh sách đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho 16 hộ hội viên đăng ký vay vốn sản xuất vươn lên thoát nghèo. Đáng ghi nhận là đầu năm đến nay, HND huyện thường xuyên chỉ đạo các cơ sở hội vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia hưởng ứng, thực hiện các cuộc vận động trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng những công trình, phần việc thiết thực.
Tiêu biểu như HND thị trấn Ngã Sáu tổ chức phát động và triển khai, thực hiện công trình “Giặm vá đường” trên địa bàn ấp Khánh Hội, với chiều dài 700m, kinh phí 25 triệu đồng; HND huyện tổ chức ra mắt mô hình “Nhặt rác thải nhựa đổi quà” tại xã Đông Phước A và thị trấn Ngã Sáu, qua đó tiếp nhận hơn 200kg rác thải nhựa, đổi được 183 phần gạo trị giá 7 triệu đồng…
Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy 42 tổ vá đường hiện có, với 363 thành viên, góp phần sửa chữa kịp thời các tuyến đường hư hỏng trên địa bàn, đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. HND huyện còn vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể, trong quý III năm nay, hội viên, nông dân ở các xã đang xây dựng nông thôn mới đã tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc, với tổng trị giá 120 triệu đồng và đóng góp 125 ngày công lao động. Mặt khác, phối hợp với các ban, ngành địa phương mở 8 lớp dạy nghề nuôi trồng thủy sản và trồng trọt cho 200 lao động nông thôn; tổ chức tọa đàm về giải pháp phát triển sầu riêng bền vững, thu hút hơn 80 nông dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia.
Ông Đỗ Trung Nam, Chủ tịch HND huyện, cho biết tới đây, đơn vị sẽ tiếp tục quan tâm định hướng hội viên, nông dân đầu tư canh tác theo chiều sâu, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng; tiếp tục phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, để kịp thời thích ứng với điều kiện sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết diễn biến ngày càng bất lợi, khó lường...
Bài, ảnh: LÂM KHANG
(责任编辑:World Cup)
- Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- TP Hồ Chí Minh tăng cường xử nghiêm quảng cáo thực phẩm chức năng lừa dối người tiêu dùng
- ISO 9000: Chìa khóa thành công cho doanh nghiệp
- Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- Singapore dùng robot bay giao hàng
- Đại hội đồng thường niên ISO AM 2024 tại Cartagenda, Colombia: Phá vỡ ranh giới
- Khám phá hành trình di chuyển bằng xe khách từ Huế đến Đà Nẵng
- Tập huấn về kiểm kê khí nhà kính cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Singapore dùng robot bay giao hàng
- Đào tạo về TCVN ISO 18091:2020 và đánh giá năng lực chuyên gia tư vấn
- Người lao động không ngừng phát huy tính sáng tạo để nâng cao năng suất
- Một số yêu cầu về dữ liệu truy xuất nguồn gốc theo TCVN 12850:2019
- Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- Tăng mạnh lượng dừa Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc
- Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- Triển khai các dự án cải tiến trong Lean
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đảm bảo 4 nguyên tắc theo TCVN 12850:2019
- Tiêu chuẩn ISO 50001 cải tiến hiệu suất và tiêu thụ năng lượng cho doanh nghiệp
- Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- QCVN 78:2023/BTNMT thiết lập bộ dữ liệu lớp phủ mặt đất phục vụ tính toán phát thải khí nhà kính