发布时间:2025-01-10 23:18:33 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tại hội thảo,ủđộngvàgiaosựchủđộkết quả tỷ số đan mạch các chuyên gia, diễn giả đã tập trung phân tích bối cảnh thế giới trước những biến động lớn và những tác động tới kinh tế Việt Nam, tình hình kinh tế trong nước: thuận lợi, khó khăn và những rào cản cần tháo gỡ… Đồng thời bàn thảo về các thị trường tiềm năng, xu hướng, chọn ngành, chọn chỗ, chọn hướng sản xuất - kinh doanh và đầu tư trong năm 2017.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng phát biểu tại hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cho biết, Việt Nam có một khởi đầu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 không mấy thuận lợi khi thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường còn trong nước chúng ta phải đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu khiến cho tăng trưởng ở lĩnh vực nông nghiệp xuống mức đáy. Trong khi đó, thực lực DN và năng suất lao động trong nước còn chậm được cải thiện trước áp lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế lớn chưa từng thấy.
Tuy nhiên, theo Bí thư Đinh La Thăng, nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều cơ hội vàng để duy trì mức tăng trưởng cao, thậm chí có thể tạo ra sự bứt phá trên diện rộng.
Lý do, năm vừa qua Chính phủ hiện thực hoá cam kết của Nhà nước, hỗ trợ tối đa sự phát triển của DN, chú trọng, quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân, tiếp thêm động lực cho chương trình khởi nghiệp gắn với đổi mới dựa trên triết lý sáng tạo là nguyên tắc chi phối. Đặc biệt, với việc tái định hướng phát triển nền nông nghiệp dựa trên hai động lực chính là công nghệ cao và DN, Việt Nam có thêm nhiều dư địa để tăng tốc nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.
Riêng đối với TP.Hồ Chí Minh, ông Thăng nhấn mạnh để đạt được 7 mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố như phấn đấu đạt 500.000 DN hoạt động năm 2020, tốc độ tăng trưởng phấn đấu đạt ở 2 con số (2016 tốc độ tăng trưởng là 8,05%)... thành phố đang chủ động và tập trung cho 3 nhiệm vụ then chốt là phải có Tầm nhìn chiến lược; Tạo động lực và huy động mọi tiềm lực để phát triển; Có cơ chế phù hợp để hỗ trợ DN và thành phố phát triển...
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm |
Liên quan đến những thuận lợi đối với hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu với cộng đồng DN, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - cho biết: Trong các năm qua với tác động tích cực của các FTA đã ký, thị trường xuất khẩu được mở rộng cả về quy mô, mặt hàng xuất khẩu đã góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào một thị trường nhất định.
Dẫn số liệu cụ thể, ông Hải cho hay, giai đoạn 2010-2014, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước luôn ở mức hai con số, tốc độ tăng trung bình cả giai đoạn khoảng 20%/năm. Xét về quy mô thị trường, năm 2010 có 18 thị trường đạt trên 1 tỷ USD, đến năm 2014 tăng lên 28 thị trường. Năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam xếp thứ 39 thế giới thì năm 2013 đã vươn lên vị trí thứ 34. Trong khối ASEAN, Việt Nam vẫn xếp thứ 5 cả về xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.
Như vậy, trong thời gian tới việc chủ động tận dụng triệt để các FTA không chỉ tạo thuận lợi cho DN, mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam so với các nước ngoài FTA.
Hàng trăm DN và các chuyên gia hàng đầu Việt Nam tham dự tại hội thảo |
Dù vậy, để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển xuất khẩu, cộng đồng DN rất cần sự hỗ trợ về vốn. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - đã chia sẻ những thách thức trong năm 2017 và xu hướng các năm tới cũng có những thay đổi bất lợi cho kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất là độ co giãn của cầu nhập khẩu theo nhu cầu đã giảm rõ rệt từ năm 2011 đến nay tại hầu hết các nền kinh tế APEC và trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước phát triển. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam đó là khi giá cả thế giới phục hồi, nhập khẩu sẽ tăng mạnh trong khi xuất khẩu tăng yếu, sẽ tạo áp lực lớn lên cán cân vãng lai trong năm 2017.
Ngoài ra, xu hướng đồng USD lên giá và các nước nhiều khả năng vẫn tiếp tục thực hiện chính sách chủ động làm yếu đồng nội tệ, điều này có thể ảnh hưởng tới tỷ giá và lạm phát trong nước.
Trong bối cảnh đó, thời gian tới NHNN sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm hài hòa giữa mục tiêu lạm phát; ổn định thị trường tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Cụ thể là điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Thực hiện cho vay tái cấp vốn với khối lượng, lãi suất và thời hạn hợp lý đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ phê duyệt…
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch |
Còn theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, bên cạnh những nỗ lực của “Chính phủ hành động” trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thời gian tới, cần cụ thể hóa cơ chế: phân quyền, phân cấp và ủy quyền trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm toàn bộ, có thẩm quyền đầy đủ.
Ví dụ, đối với TP. Hồ Chí Minh, Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đề xuất Chính phủ xây dựng Nghị định phân cấp, phân quyền và ủy quyền cho thành phố theo tinh thần của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật NSNN bao gồm cả 3 lĩnh vực: tài chính - ngân sách; quản lý đô thị và công vụ trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết 20 và 16 của Bộ chính trị vể thành phố.
相关文章
随便看看