Các địa phương thu nợ đạt khá Báo cáo tình hình nợ thuế của Tổng cục Thuế cho thấy,ủđộngthuhồinợđọngtiềnthuếbùđắpnguồnthusụtgiảkết quả trận viking đến 31/5, tổng nợ toàn ngành đang quản lý ước khoảng 120 nghìn tỷ đồng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tổng số tiền thuế nợ trong 5 tháng đầu năm đang có chiều hướng tăng so với thời điểm cuối năm 2020, trong đó một số địa phương có nợ tăng cao. | Bộ phận một cửa Cục Thuế Quảng Ngãi hỗ trợ người nộp thuế làm thủ tục thuế. Ảnh: Khoa Thành |
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song ghi nhận thực tế từ một số địa phương cho thấy, công tác thu hồi tiền thuế nợ đạt được kết quả khá tích cực. Cụ thể, tại Bắc Giang, 5 tháng đầu năm 2021, Cục Thuế đã thu được 1.181 tỷ đồng. Trong đó, thu nợ phát sinh là trên 1.021 tỷ đồng, thu nợ năm trước chuyển sang là trên 160 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Thủy – Cục trưởng Cục Thuế Long An cho hay, để kéo giảm nợ thuế, cục thuế đã kiên quyết thực hiện cưỡng chế thu nợ đọng thuế theo đúng quy định và quy trình quản lý thuế; thường xuyên báo cáo UBND tỉnh về tình hình nợ đọng thuế của các doanh nghiệp (DN) có số nợ đọng lớn, dây dưa, chây ỳ. Trong tháng cục thuế đã thu và điều chỉnh được trên 258 tỷ đồng tiền thuế nợ; tổng nợ thuế tháng 4/2021 của địa phương này giảm 604,5 tỷ đồng so với tháng 3/2021. Lãnh đạo Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, toàn đơn vị đã thu và xử lý điều chỉnh giảm được 278,6 tỷ đồng, đạt 30,15% nợ thuế thông thường năm 2020 chuyển sang. Trong công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế từ đầu năm đến nay, đơn vị đã ban hành 539 quyết định cưỡng chế, số thuế phải thực hiện là trên 94,4 tỷ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN) trên 20,6 tỷ đồng, đạt 22% số phải cưỡng chế. Theo thông tin từ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, đơn vị đã ban hành 30.923 quyết định cưỡng chế nợ thuế với số tiền tương ứng 26.569 tỷ đồng, hiện đã thu hồi được 3.311 tỷ đồng nợ thuế của năm 2020 chuyển sang. Tập trung thu kịp thời nhóm tiền thuế nợ trên, dưới 90 ngày Để đảm bảo phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, thu hồi nợ đọng thuế nhằm kéo giảm nợ đọng thuế đến cuối năm 2021 xuống dưới 5% so với số thực thu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính. Theo đó, Tổng cục Thuế đã giao cục thuế các tỉnh, thành phố tổ chức rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế, lập danh sách các DN, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nguyên nhân nợ, đặc biệt tập trung rà soát, phân loại những người nộp thuế (NNT) bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid-19, trên cơ sở đó áp dụng biện pháp thu nợ phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt, tập trung chủ yếu ở nhóm tiền thuế nợ trên, dưới 90 ngày và một số khoản thu, sắc thuế như: giá trị gia tăng, thu nhập DN, thu nhập cá nhân, các khoản thu liên quan đến đất… Tổng cục Thuế chỉ đạo, riêng đối với các trường hợp NNT nợ thuế chây ỳ, kéo dài, cục thuế phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế và công khai thông tin theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN. Còn đối với các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cơ quan thuế phải thực hiện rà soát, xử lý, xác định chính xác số tiền NNT còn nợ NSNN. Trường hợp có vướng mắc, cục thuế phải chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh, thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm số nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Đối với trường hợp người sử dụng đất chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng không chấp hành thì cơ quan thuế chủ động ban hành văn bản kiến nghị UBND tỉnh thu hồi đất. Đặc biệt, các cục thuế cũng phải tăng cường phối hợp với UBND các cấp và các cơ quan liên quan như: Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, công an, tòa án..., trong việc thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN và xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Lãnh đạo Cục Thuế Khánh Hòa cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, đơn vị đã xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai nhiệm vụ đôn đốc thu, xử lý nợ thuế theo từng tháng, quý trong năm 2021; phân công, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm thu nợ, xử lý nợ đọng thuế cụ thể cho các đồng chí lãnh đạo và từng công chức tham gia quản lý nợ thuế. Đồng thời, báo cáo tiến độ thu nợ hàng tháng, đánh giá tình hình thực hiện của các đơn vị và đôn đốc nhắc nhở, thông báo bổ sung những trường hợp nợ thuế mới phát sinh…, kịp thời thu hồi các khoản nợ đến thời hạn phải nộp vào NSNN, tránh tình trạng để nợ kéo dài, dây dưa dẫn đến nợ khó thu./. Văn Tuấn |