【kèo việt nam và indonesia】'Chết ngộp' với hàng Trung Quốc
Thông tư 166/2014/TT-BTC quy định từ ngày 1-1-2015,ếtngộpvớihàngTrungQuốkèo việt nam và indonesia theo Hiệp định Thương mại hàng hóa (AFTA) ASEAN - Trung Quốc, có 3.691 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc cắt giảm về 0%, nâng số dòng thuế bằng 0% lên mức 84,11% tổng biểu thuế.
Dễ bị phụ thuộc
Theo Thông tư 166, thuế suất trung bình của biểu thuế ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2017 là 2,26%/năm - giảm 2,15% so với năm 2014, đến năm 2018 giảm còn 1,67%/năm.
Cụ thể, trong năm 2015, tất cả mặt hàng theo danh mục thông thường (trừ danh mục linh hoạt đã được thống nhất trước) phải cắt giảm thuế suất về 0%. Các dòng thuế cắt giảm tập trung chủ yếu ở các nhóm mặt hàng như: dầu mỡ động thực vật, chất dẻo, chất dẻo nguyên liệu, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày...
Theo ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại - Bộ Công Thương, thực ra, AFTA ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2010 và đã tác động đến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua. Thậm chí, ngay cả khi chưa có hiệp định, Việt Nam đã rơi vào tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc rất nhiều.
Đồ chơi Trung Quốc bày bán tràn lan tại phố Hàng Mã, TP Hà Nội
“Ba năm liền 2012 - 2014, chúng ta vươn lên xuất siêu nhưng vẫn thâm hụt lớn ở thị trường Trung Quốc. Nước láng giềng này trong nhiều năm đã chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Từ năm nay, cùng với việc hàng ngàn mặt hàng Trung Quốc có thể vào Việt Nam với thuế suất 0% thì chúng ta sẽ ngày càng mở cửa cho nhập siêu từ nước này lớn hơn nữa” - ông Phương cảnh báo.
PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại - tư vấn cao cấp Viện Thương mại - Bộ Công Thương, cũng cho rằng với việc tham gia AFTA ASEAN - Trung Quốc, Việt Nam phải chấp nhận hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn vào, tạo áp lực tăng nhập siêu từ thị trường này.
“Chúng ta lâu nay có căn bệnh cố hữu là xuất siêu sang các thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU nhưng lại nhập siêu từ Trung Quốc. Do thị trường Trung Quốc rộng lớn, hàng hóa phong phú, giá rẻ, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tận dụng cơ hội giao thương, không để bị phụ thuộc thị trường này quá nhiều. Với thị trường Trung Quốc, chúng ta được lợi nhưng cũng phải chịu bất lợi, tham gia cuộc chơi phải chấp nhận xu thế chung này” - chuyên gia Phạm Tất Thắng nhìn nhận.
Bỏ qua cơ hội
Bất cứ AFTA nào cũng đặt ra những thách thức bên cạnh việc đem lại lợi nhuận cho các nước tham gia. Song, Việt Nam dường như chưa hòa nhập được quỹ đạo này, chưa khai thác tốt cơ hội.
Ông Lê Quốc Phương cho biết trong 4 năm kể từ khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam đã có những cơ hội không nhỏ với thị trường Trung Quốc. Cụ thể, với vị thế là nước phát triển, Trung Quốc phải giảm thuế ngay để tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào nước này, trong khi nước ta được giảm thuế sau và có lộ trình.
“Việt Nam đã không tận dụng được lợi thế để tăng xuất khẩu sang Trung Quốc. Chúng ta vẫn xuất thô giá rẻ, trong khi nhập về nguyên liệu, linh kiện với giá cao hơn. Chưa kể, hàng loạt dự án điện, khoáng sản do Trung Quốc làm tổng thầu buộc chúng ta phải mua máy móc của họ. Như vậy, không thể nào thoát khỏi thâm hụt thương mại và xu thế chung là chúng ta vẫn phải nhập siêu lớn từ thị trường này” - ông Phương trăn trở.
Theo đánh giá của Trung tâm WTO - Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), tuy kim ngạch thương mại Việt Nam với Trung Quốc chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại nhưng chưa cá biệt. Thống kê cho thấy hàng hóa Trung Quốc chiếm đến 24% tổng thương mại của Hàn Quốc, 40% tổng thương mại của Đài Loan...
“Nguy cơ phụ thuộc không chỉ đến từ tỉ trọng thương mại mà còn ở năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đài Loan và Hàn Quốc có năng lực cạnh tranh mạnh nên dù Trung Quốc có chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch thương mại thì các thị trường này vẫn không phải quan ngại về vấn đề phụ thuộc kinh tế. Trong khi đó, Việt Nam với năng lực cạnh tranh thấp nên mức độ bị ảnh hưởng sẽ lớn và khả năng thoát khỏi ảnh hưởng của chúng ta cũng thấp” - Trung tâm WTO phân tích.
Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh của thị trường Việt Nam còn yếu kém, ông Lê Quốc Phương cho rằng tuy đã có nhiều giải pháp nhưng do không quyết liệt thực hiện, không có tính chiến lược dẫn đến không thành công.
“Giải pháp thì có nhiều, trong đó có phát triển công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập nguyên liệu, giảm gia công hàm lượng giá trị gia tăng thấp... nhưng doanh nghiệp không chịu đầu tư nên phải chịu thiệt. Nếu tiếp tục tình trạng này, chắc chắn nước ta không bao giờ cân bằng được cán cân thương mại với nước láng giềng Trung Quốc” - ông Phương lo ngại.
Thâm hụt thương mại ngày càng tăng Thống kê của VCCI cho thấy nhập siêu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam từ chỗ 135 triệu USD năm 2000 đã tăng lên 23,7 tỉ USD vào năm 2013. Với ngành dệt may, Việt Nam phải nhập 39,34% nguyên liệu từ Trung Quốc, trong đó vải chiếm đến 46% nhu cầu sản xuất. Giá trị nhập khẩu hàng nông nghiệp của Việt Nam với Trung Quốc cũng tăng đến gần 10 lần trong 10 năm qua. Cụ thể, năm 2002 mới nhập 191 triệu USD nhưng năm 2012 lên đến 914 triệu USD. |
Theo NLĐ
Cách đơn giản nhận biết mật ong nguyên chất