Việt Nam có lợi thế lớn
Hội thảo được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (CBTP) – một ngành đang có đà phát triển tốt với nhu cầu lớn về thu hút vốn và công nghệ hiện đại.
Tại Hội thảo “Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm” vừa diễn ra ngày 15/11,ộngđườngđầutưvàochếbiếnthựcphẩgladbach đấu với frankfurt Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, thời gian qua, ngành CNCBTP Việt Nam có sự tăng trưởng đều đặn với mức tăng của chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình từ năm 2012- 2016 ở mức 6,94% đối với thực phẩm chế biến và 9,48% với đồ uống.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải |
Hơn thế nữa, dư địa để thị trường thực phẩm đồ uống phát triển vẫn còn rất lớn. Thống kê cho thấy, giá trị tiêu thụ thực phẩm hàng năm của Việt Nam ước tính khoảng 15%GDP. Trong 5 năm gần đây, lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến và đồ uống tăng trung bình lần lượt ở ngưỡng 9,68% và 6,66%.
Cũng theo Thứ trưởng Hải, đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam, các doanh nghiệp không chỉ khai thác được thị trường nội địa mà còn đẩy mạnh được xuất khẩu. Bởi Việt Nam có nguồn nguyên liệu đáp ứng được yêu cầu chất lượng của nhiều hãng thực phẩm, đồ uống uy tín nhất trên thế giới.
Rộng dài hành lang pháp lý
Tính đến cuối tháng 10/2017, hiện có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 312,91 tỷ USD. Tính riêng lĩnh vực CBTP, đến hết tháng 10/2017, hiện có 295 dự án với hơn 4 tỷ USD vốn đăng ký. Đặc biệt, riêng trong tháng 10/2017, đã có 40 dự án với hơn 356 triệu USD vốn đăng ký, tăng 11,5% về số vốn và 12,1% về số dự án so với cùng kỳ năm 2016. Mức độ tăng trưởng đó đã phần nào phản ánh được độ hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Theo ông Bùi Trường Thắng- Phó Cục trưởng, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, ngành CBTP chịu tác động bởi nhiều quy định khác nhau. Trong đó, về an toàn thực phẩm, từng cơ sở sản xuất-kinh doanh thực phẩm và đồ uống phải có Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Sản phẩm phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP… Bên cạnh đó là các chính sách về quản lý ngành, quản lý đối với từng nhóm sản phẩm khác nhau như sữa, rượu – bia - nước giải khát, dầu thực vật…
Liên quan đến các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, ông Võ Thành Đô- Phó Cục trưởng, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT)- cho hay, hệ thống chính sách cùa nhà nước đã ban hành có tính đồng bộ và bao trùm lên tất cả các chuỗi sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, hầu hết các chính sách đều trên tinh thần khuyến khích chế biến nông sản, nhất là chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng và chế biến phục vụ xuất khẩu.
Lấy ví dụ, ông Đô cho biết: “Chính sách xuất khẩu nông sản là một chính sách quan trọng của nước ta, có ý nghĩa lớn trong việc khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp Việt Nam. Các chính sách này hiện tập trung vào khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu; phát huy lợi thế nông sản Việt; đa dạng hóa cả sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu lẫn thị trường xuất khẩu.
Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, mức hỗ trợ cho doanh nghiệp từ nhà nước tương đối lớn từ đất đai, thuế, sử dụng cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường cũng như vốn ưu đãi cho đầu tư ban đầu, cho sản xuất, xúc tiến thương mại… “Nếu doanh nghiệp được hưởng các chính sách này sẽ là nguồn hỗ trợ quý báu, nhất là giai đoạn ban đầu mới hình thành”- ông Đô đánh giá.
Trong khuôn khổ hội thảo này đã diễn ra buổi giao thương giữa các DN trong và ngoài nước trong ngành CBTP nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư, hợp tác sản xuất kinh doanh. |