搜索

【kết quả bóng đá quốc gia indonesia】Ngân hàng "đau đầu" tính chuyện tăng vốn

发表于 2025-01-10 01:04:58 来源:88Point

ngan hang quotdau dauquot tinh chuyen tang von

VPBank cần tăng thêm khoảng 3.000 tỷ đồng đến 4.000 tỷ đồng vốn điều lệ trong năm 2017. Ảnh: N.HIỀN.

Dồn dập bàn chuyện tăng vốn

Theânhàngampquotđauđầuampquottínhchuyệntăngvốkết quả bóng đá quốc gia indonesiao kế hoạch, Ngân hàng TMCP Techcombank sẽ trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ năm 2017 tại ĐHĐCĐ được tổ chức vào cuối tuần này với tổng mức vốn dự kiến tăng thêm là 5.000 tỷ đồng theo phương thức chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện tại. Thời điểm chào bán dự kiến là trong quý II hoặc quý III/2017. Như vậy, nếu việc tăng vốn thành công, vốn điều lệ của Techcombank sẽ tăng lên mức 13.878 tỷ đồng.

Theo ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank, việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng là cần thiết nhằm giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh, tạo cơ sở cho việc phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả của ngân hàng và cho phép ngân hàng thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình. Cụ thể, bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Đồng thời nâng cao năng lực đầu tư phát triển hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại và xây dựng, phát triển hệ thống trụ sở, mạng lưới hoạt động của ngân hàng.

Tương tự, ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP VPBank cũng vừa thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2017. VPBank cho biết, theo kế hoạch kinh doanh năm 2017 trình ĐHĐCĐ thì chỉ tiêu tổng mức dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp năm 2017 của VPBank ước đạt 200.591 tỷ đồng. Với kế hoạch này và ảnh hưởng tác động của Thông tư 35/2016/TT-NHNN, để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng tối thiểu 9%, dự kiến tổng vốn tự có của ngân hàng tối thiểu phải là 18.000 tỷ đồng. Đồng thời, với mục tiêu đảm bảo an toàn vốn theo các chỉ tiêu quản trị nội bộ cũng như các cam kết với các đối tác quốc tế và để chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh mở rộng cho các năm tiếp theo, ngân hàng liên tục cần tăng trưởng vốn tự có trong hoạt động của mình.

Với vốn điều lệ hiện tại của VPBank là 10.765 tỷ đồng và số vốn tự có tương ứng khoảng 15.400 tỷ đồng, trong năm 2017 vốn điều lệ của VPBank cần tăng thêm khoảng 3.000 đến 4.000 tỷ đồng để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong quá trình hoạt động. Do vậy, VPBank có kế hoạch tăng vốn bằng hai đợt. Đợt 1 sẽ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, tổng cộng 3.293 tỷ đồng. Dự kiến vốn điều lệ sau khi tăng sẽ đạt 14.059 tỷ đồng. Đợt 2 là phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước để tăng vốn với mức tối đa là 1.332 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng vừa thông qua tờ trình về phương án năm 2017 tăng vốn điều lệ lên 11.259 tỷ đồng. Theo đó, ACB sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% và trích 100 tỷ đồng mua cổ phiếu thưởng cho cán bộ, công nhân viên. Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp ACB đáp ứng tốt các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, nâng cao năng lực tài chính, đồng thời cho phép tăng các giới hạn liên quan đến cấp tín dụng cho khách hàng và tạo điều kiện cho ACB có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các giải pháp nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, quản trị rủi ro...

Trước đó, ĐHĐCĐ năm 2017 của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2017 tăng thêm 1.040 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng khác như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng Quân đội (MBBank) cũng đưa phương án tăng vốn điều lệ vào chương trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2017.

Bài toán khó

Thời hạn áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng thí điểm đang đến gần ngày 1/9/2017- theo Dự thảo Thông tư gần nhất, chính là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng vốn trong năm nay. Theo đó, các ngân hàng được đưa vào thí điểm Basel II phải bảo đảm hệ số CAR. Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc tăng vốn là một thử thách không hề nhỏ đối với các ngân hàng, đặc biệt là trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu phát hành thêm để tăng vốn. Điều này xuất phát từ quy định nhà đầu tư nước ngoài không được phép sở hữu quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng trong nước, tổng sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài là không quá 30%. Sự phổ biến của ngân hàng Việt Nam trên thế giới cũng rất hạn chế, làm giảm sự hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, điểm tín dụng của các ngân hàng Việt Nam do các tổ chức xếp hạng tín dụng như Moody, Standard & Poor's ở mức thấp, nên không thực sự hấp dẫn đầu tư.

Một báo cáo của Công ty Chứng khoán VCBS cho hay, tại thời điểm hiện tại, hầu hết ngân hàng vẫn đang áp dụng biện pháp ngắn hạn là tăng vốn cấp 2 bằng phát hành trái phiếu. Biện pháp này, theo VCBS, chỉ giúp các ngân hàng giải quyết tình thế trong 1-2 năm. Đồng thời, chi phí vốn tại các ngân hàng phát hành chịu áp lực tăng, do lãi suất trái phiếu cao hơn 1-2% lãi suất huy động thông thường. Theo tính toán của VCBS, khi áp dụng Basel II, chỉ tính riêng ba ngân hàng Vietcombank, VietinBank và BIDV, nhu cầu vốn tối thiểu cần huy động đã lên tới 25.393 tỷ đồng, qua đó cho thấy áp lực tăng vốn của các ngân hàng là rất lớn.

Trong khi đó, diễn biến ngành năm 2016 cho thấy tăng vốn cấp 1 là không dễ dàng do nguồn lực trong nước hạn chế, huy động vốn nước ngoài gặp khó khăn do trần sở hữu nước ngoài. Không những vậy, tăng vốn cấp 2 cũng sẽ gặp nhiều khó khăn như BIDV đã vượt mức trần cho phép và không có dư địa để tăng thêm. Ngoài ra, theo dự thảo Thông tư về áp dụng thí điểm Basel II, vốn đầu tư vào trái phiếu cấp 2 của ngân hàng khác sẽ bị loại khi tính vốn tự có. Trước thực tế đó, các ngân hàng cần tính toán hết sức thận trọng để đưa ra được phương án tối ưu nhất cho kế hoạch tăng vốn của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trước đây quy định về hệ số CAR mới chỉ tính đến rủi ro tín dụng, chưa tính đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, công thức tính CAR theo Basel II đã được bổ sung vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, ngoài vốn yêu cầu cho rủi ro tín dụng. Trong đó, rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán và giá hàng hóa trên thị trường. Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc có sai sót, do con người… Do vậy, khi áp dụng Basel II, hệ số CAR của ngân hàng sẽ giảm xuống. Đây chính là lý do khiến các ngân hàng phải chạy đua tăng vốn khi giờ G sắp tới.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kết quả bóng đá quốc gia indonesia】Ngân hàng "đau đầu" tính chuyện tăng vốn,88Point   sitemap

回顶部