Mặt tiền của khu đất 120 Quán Thánh - Ngã tư Cửa Bắc. |
TheákhứthăngtrầmcủađấtvàngQuánThánhtrướckhivềwap dự đoáno thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngày 19/7/2016, Công ty mẹ - Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp (Vigecam) sẽ bán đấu giácổ phần lần đầu 6.350.580 cổ phần, tương đương 28,87% vốn điều lệ (giá khởi điểm 10.100 đồng/cổ phần), hơn 1% bán cho cán bộ công nhân viên, còn 70% bán cho cổ đông chiến lược.
Hai doanh nghiệplà Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam – CTCP (Vegetexco) và CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH)đã đăng ký để trở thành nhà đầu tưchiến lược của Vigecam. Trong đó, Tổng công ty Rau quả nông sản đăng ký mua 45% cổ phần, còn Bảo hiểm Hàng khôngđăng ký mua 25% cổ phần của Vigecam.
Trong số các tài sản của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam) được mang ra đấu giá lần đầu ngày 19/7 tới gồm: Khu đất 120 Quán Thánh, 164 Trần Quang Khải (quận Ba Đình), 16 Ngô Tất Tố (quận Đống Đa, Hà Nội), khu khách sạn nằm trên vị trí "đất vàng" số 120 Quán Thánh là một trong những bất động sảncó quá khứ nhiều thăng trầm.
Theo thông tin mà Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn có được, đây là sản bồi thường Nhà nước trong vụ án Lã Thị Kim Oanh (năm 2003). Sau đó, Tòa án Nhân dân Tối cao tuyên giao Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam) tiếp nhận toàn bộ tài sản của Công ty Tiếp thị Nông nghiệp do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc. Khoản tiền tham ô hơn 100 tỷ đồng mà bà giám đốc Lã Thị Kim Oanh và cấp dưới phải bồi thường cho Nhà nước, được giao cho Vigecam thụ hưởng, trong đó có khách sạn số 120 Quán Thánh, Hà Nội với quy mô diện tích 3.500 m2.
Việc khai thác khu khách sạn liên tục bị gián đoạn do tranh chấp. |
Những tưởng được “yên phận” khi về tay Vigecam, tuy nhiên sau đó, nguyên Tổng giám đốc Vigecam Trần Văn Khánh đã mắc nhiều sai phạm liên quan đến quản lý tài chínhvà đã bị cơ quan công an bắt giam. Một trong những ví dụ cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý tài sản nhà nước của ông Khánh là việc khai thác tòa nhà 11 tầng số 120 Quán Thánh, nằm ngay trên con phố trung tâm, 2 mặt đường, với trang thiết bị hiện đại.
Theo biên bản xác định giá trị tài sản của Hội đồng định giá chuyển nhượng tài sản thuộc Tổng công ty vào tháng 10/2003 (thời điểm vụ án Lã Thị Kim Oanh sắp xét xử), khách sạn có giá trị hơn 50 tỷ đồng. Sau khi nâng cấp, tháng 12/2004, khách sạn được đem cho một doanh nghiệp thuê với giá 50 triệu đồng.
Bước chân vào lĩnh vực bất động sản từ năm 2009 với việc bỏ vốn đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư đô thị Best &T và Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và khu đô thị T&T – MCK, song T&T Group ít khi được nhắc đến trong lĩnh vực này khi sản phẩm được chào bán chỉ là các dự ántrung tâm thương mại, nhà ở quy mô trung bình tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An và Hưng Yên.
Trong kế hoạch kinh doanh bất động sản của “bầu Hiển” năm 2016, tại Hà Nội, T&T Group dự kiến triển khai các dự án khác tại 120 Định Công (quận Hoàng Mai) và 273 - Tây Sơn (quận Đống Đa). Đây đều là các vị trí “đắc địa” của Hà Nội. Trong đó, khu đất 273 - Tây Sơn sẽ là tổ hợp thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp.
Ngoài ra, Bầu Hiển còn sở hữu có 2 khu đất khác tại số 18 - Hàng Chuối (Hai Bà Trưng) và 52 - Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), với mục đích sử dụng làm trung tâm thương mại và nhà ở. Tuy nhiên, kế hoạch và tiến độ đầu tư cụ thể của các dự án này chưa được T&T Group tiết lộ.