Bên cạnh việc đôn đốc thu hồi,ửlýnghiêmđơnvịnợđọngvốntạmứngxâydựngcơbảbảng xếp hàng c1 Kho bạc Nhà nước (KBNN) cũng đang đề xuất hướng xử lý mạnh, nhằm giảm thiểu vốn tồn đọng.
Phân loại dự án và hướng xử lý
KBNN cho biết, hiện nay, đơn vị đã phân loại các dự án đầu tư vẫn còn số dư tạm ứng vốn chưa được thanh toán.
Nhóm 1 là các dự án thực hiện từ năm 2003 trở về trước, không còn giao dịch với KBNN từ năm 2004 đến thời điểm báo cáo, nhưng còn số dư tạm ứng thuộc kế hoạch năm 2002 và 2003 được phép kéo dài sang năm 2004.
Nhóm 2 là các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, đã hoặc chưa được (cấp có thẩm quyền) phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, nhưng chưa làm thủ tục thanh toán và tất toán tài khoản tại KBNN được vì dự án còn số dư tạm ứng chưa thu hồi được.
Nhóm 3 là các dự án đã được phép đình hoãn, giãn tiến độ hoặc không thực hiện, ban quản lý dự án giải thể, sát nhập, hoặc nhà thầu không đủ năng lực thi công tiếp.
Nhóm 4 là các dự án vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), không chi trả hết tiền đền bù GPMB hoặc đã chi trả tiền đền bù sau đó lại thay đổi phương án đền bù ...
Nhóm 5 là các dự án thuộc các nguyên nhân khác (nếu có).
Với từng nhóm, KBNN đề xuất hướng xử lý cụ thể. Theo đó, nhóm 1, sẽ thực hiện tất toán các dự án còn số dư tạm ứng vốn từ năm 2003 trở về trước nhưng đến nay không còn giao dịch. Đối với những dự án vẫn còn số dư tạm ứng năm 2003 trở về trước nhưng chưa quyết toán ngân sách hàng năm thì thực hiện chuyển sang tài khoản phải thu chi tiết theo từng dự án để tiếp tục theo dõi xử lý. Theo hướng xử lý này, mọi phát sinh (nếu có) sau thời điểm tất toán, các bộ, ngành, địa phương phải hoàn toàn chịu trách nhiệm xử lý.
Với nhóm 2, hướng xử lý được phân định rõ cho trường hợp dự án, công trình đã có quyết định phê duyệt quyết toán hoàn thành. Theo đó, nếu giá trị phê duyệt quyết toán lớn hơn hoặc bằng số vốn KBNN đã thanh toán, tạm ứng cho dự án, cho phép KBNN tất toán tài khoản tạm ứng, và tất toán dự án hoàn thành. Nếu giá trị phê duyệt quyết toán nhỏ hơn số vốn KBNN đã thanh toán, tạm ứng cho dự án thì được tất toán theo số tiền được phê duyệt quyết toán; đồng thời KBNN chuyển số tiền chênh lệch số dư tạm ứng của dự án vào tài khoản phải thu chi tiết theo từng dự án để theo dõi xử lý.
Trường hợp dự án, công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được (cấp có thẩm quyền) phê duyệt hoàn thành, sẽ chuyển số dư tạm ứng của dự án vào tài khoản phải thu chi tiết theo từng dự án để theo dõi xử lý.
Với nhóm 3, KBNN đề nghị các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các chủ đầu tư, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát danh mục dự án còn số dư tạm ứng, tùy từng trường hợp cụ thể có biện pháp phù hợp để làm thủ tục gửi KBNN thu hồi tạm ứng. Trường hợp nhà thầu không trả được vốn đã được chủ đầu tư tạm ứng, đề nghị chủ đầu tư xin ý kiến bộ, UBND các tỉnh, thành phố để xử lý.
Với nhóm 4, hướng xử lý được đề xuất là UBND tỉnh/thành phố cần chỉ đạo hội đồng đền bù GPMB, trung tâm quỹ đất phối hợp với chủ đầu tư rà soát hồ sơ đền bù chi trả cho các hộ dân để làm thủ tục gửi KBNN tỉnh thực hiện thanh toán tạm ứng dứt điểm số đã chi trả đến hộ dân. Nếu hộ dân không nhận tiền đền bù, đề nghị chuyển toàn bộ số tiền này vào tài khoản tiền gửi có mục đích tại KBNN theo quy định và báo cáo UBND tỉnh/thành phố để có giải pháp thực hiện dứt điểm công tác GPMB.
Với các dự án thuộc nhóm này, sẽ căn cứ vào nguyên nhân cụ thể về dư tạm ứng của từng dự án, chủ đầu tư phối hợp với KBNN nơi mở tài khoản, báo cáo bộ chủ quản, Bộ Tài chính (dự án trung ương quản lý) báo cáo UBND tỉnh và cơ quan tài chính đồng cấp (dự án địa phương quản lý) để có biện pháp xử lý cụ thể.
Sẽ có chế tài xử phạt
Để giảm thiểu số dư tạm ứng còn nợ đọng, KBNN cũng đề xuất chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe. Theo đó, KBNN đề nghị, với các ban quản lý (còn tồn đọng dư tạm ứng lớn) mà trong năm 2016 này không thu hồi hết tạm ứng các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, sẽ không được giao dự án mới từ năm 2017.
Đối với các nhà thầu tham gia xây dựng còn nợ tạm ứng lớn, yếu kém trong năng lực tài chính, đề nghị cấp chủ quản công bố danh sách công khai; đồng thời quy định không được phép tham gia đấu thầu thi công các hợp đồng mới trong phạm vi bộ, ngành quản lý.
Đặc biệt, với các KBNN tỉnh/thành phố, KBNN cũng đề nghị không xét thi đua khen thưởng nếu để tồn đọng số dư tạm ứng kéo dài nhiều năm.
Theo các chuyên gia kinh tế, các đề xuất của KBNN trong việc thu hồi dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB chính là biện pháp mạnh nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất tình trạng nợ đọng vốn để trả lại “môi trường trong lành” cho việc đầu tư các dự án, công trình cũng như làm lành mạnh nguồn vốn NSNN.
Vân Hà
顶: 5踩: 3
【bảng xếp hàng c1】Xử lý nghiêm đơn vị nợ đọng vốn tạm ứng xây dựng cơ bản
人参与 | 时间:2025-01-26 04:03:59
相关文章
- Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- Các trường học phải xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử
- Phát động cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng TP Cần Thơ năm 2018
- Tuyển Việt Nam gặp “kỳ phùng địch thủ”
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơkhai giảng năm học mới
- Chuẩn bị tốt nhất cho học sinh thi tốt nghiệp THPT
- Thực hiện hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
- Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- Trường Quốc tế Singapore đã sẵn sàng cho năm học 2018 – 2019 tại Cần Thơ
评论专区