【kq vdqg dan mach】Tim Cook: 'Ông vua' quản lý chuỗi biến Apple thành đế chế giá trị nhất toàn cầu
TheÔngvuaquảnlýchuỗibiếnApplethànhđếchếgiátrịnhấttoàncầkq vdqg dan macho Bloomberg, trong thời gian đầu về Apple, Tim Cook dành 18 giờ mỗi ngày để làm việc và gửi email suốt cả đêm. Khi không ở văn phòng, ông dường như sống trong phòng tập gym.
"Tim Cook thực sự là một người của công việc. Ông chăm chỉ, chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ. Tuy nhiên, tôi thấy Tim Cook khá tẻ nhạt", một cựu nhân viên của Apple từng làm việc cùng Tim Cook từ những ngày đầu cho biết.
Thành công của "táo khuyết" thường được cho là thành quả từ Steve Jobs, người đã làm cách mạng với sản phẩm máy tính và điện thoại thông minh. Tuy nhiên, nếu là một nhà quản trị doanh nghiệp, người ta không thể không dành cho Tim Cook sự nể phục bởi chiến lược quản lý chuỗi cung ứng và xử lý hàng tồn kho. Chính điều này đã giúp Apple có thể sản xuất iPod, iPhone và iPad với số lượng cực lớn với chi phí tối ưu nhất.
Gartner, công ty nghiên cứu tại Mỹ đã liên tục xếp Apple vào vị trí dẫn đầu trong danh sách 25 công ty quản trị chuỗi cung ứng tốt nhất trên toàn cầu từ năm 2013-2014. Thậm chí, từ năm 2015, Apple và Procter & Gamble đã được Gartner đưa vào danh sách mới có tên "bậc thầy" về chuỗi cung ứng. Danh sách này đặc biệt này ghi nhận thành tích và năng lực quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả liên tục nhiều năm.
Tim Cook chính thức đầu quân cho Apple vào năm 1998 với vị trí Phó chủ tịch cấp cao phụ trách hoạt động trên toàn cầu. "Đầu năm 1998, tôi đã lắng nghe trực giác của mình. Không quá 5 phút sau cuộc phỏng vấn đầu tiên với Steve Jobs, tôi đã quyết định gia nhập Apple. Trực giác của tôi cho rằng gia nhập Apple là cơ hội duy nhất để làm việc trong môi trường sáng tạo hàng đầu. Đồng thời, tôi sẽ có mặt trong đội ngũ điều hành làm nên một công ty vĩ đại của Mỹ", Tim Cook chia sẻ.
Trước khi về Apple, Tim Cook đã có kinh nghiệm trong việc điều hành chuỗi cung ứng tại Compaq, ông lớn thành lập vào năm 1982, kinh doanh các sản phẩm laptop và một số dịch vụ liên quan.
Thời gian đầu làm việc cho Apple, Tim Cook nhanh chóng nhận ra chuỗi cung ứng, hàng tồn kho của công ty đang gặp vấn đề và thực hiện các bước cần thiết để tối ưu. Ngay trong năm đầu tiên Tim Cook làm việc, Apple đã chi 100 triệu USD để đặt chỗ trước các chuyến bay vận tải xuyên suốt dịp lễ. Động thái này nhằm chuẩn bị cho việc mở bán mẫu iMac G3 trên toàn cầu mà không lo các vấn đề vận chuyển quá tải vào dịp mua sắm cao điểm.
Quyết định của Tim Cook đã được đền đáp xứng đáng khi iMac G3 trở thành sản phẩm thành công vang dội. Những đối thủ của Apple bị đẩy vào thế khó, đối mặt với tình trạng không thể tìm được đơn vị vận chuyển hàng hóa trong mùa bán hàng sôi động nhất năm.
Cây bút San Oliver của trang Apple Insider cho biết Tim Cook đã cắt giảm số lượng nhà cung cấp từ 100 xuống chỉ còn 24. Điều này ép các công ty còn lại phải "đấu đá" lẫn nhau nếu muốn giành được đơn hàng từ Apple.
Theo Bloomberg, năm 1996, Apple đã bán một nhà máy sản xuất lớn ở Colorado. Đồng thời, Tim Cook cũng cho dừng hoạt động sản xuất ở Ireland, đóng cửa nhà máy duy nhất còn sót lại tại Elk Grove, California, Mỹ. Đây cũng là thời điểm đánh dấu cột mốc Apple đẩy mạnh việc thuê ngoài sản xuất ở Trung Quốc, bắt đầu bằng laptop và webcam.
Foxconn được xem là đối tác sản xuất lớn nhất của Apple. Công ty này đã xây dựng hàng loạt nhà máy quy mô bằng cả một thành phố ở Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) với diện tích rộng lớn và khoảng hơn 350.000 công nhân có tay nghề.
So với Trung Quốc, hạ tầng sản xuất ở Mỹ thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, các công nhân ở Trung Quốc thường sẵn sàng làm việc nhiều giờ hơn với mức lương chỉ bằng một phần lương tối thiểu ở Mỹ.
Điểm đặc biệt ở Tim Cook ông yêu cầu Foxconn và những đối tác sản xuất tuân theo các yêu cầu về tính thẩm mỹ, chất lượng do chính Steve Jobs và nhà thiết kế Jony Ive đặt ra. Những kỹ sư của Apple tạo ra thiết bị sản xuất chuyên dụng phải thường xuyên đến Trung Quốc để kiểm tra, đánh giá và cải tiến phần cứng cũng như dây chuyền sản xuất.
Danh sách kiểm tra, đánh giá nhà cung cấp của Apple có đến 500 tiêu chí khác nhau gồm quyền lao động, sức khỏe, an toàn, môi trường, đạo đức và hệ thống quản lý. Nhà cung cấp cần phải đảm bảo đáp ứng với các quy tắc và tiêu chuẩn của Apple, nếu không họ sẽ nhanh chóng bị thay thế.
Tim Cook còn có những "nước đi cao tay" hơn đối thủ bằng cách mua các linh kiện mới trước nhiều năm và thực hiện các giao dịch độc quyền đối với nhiều linh kiện quan trọng nhằm đảm bảo Apple luôn đi đầu.
Năm 2019, có khoảng 98% chuỗi cung ứng của Apple gồm việc thu mua, sản xuất, lắp ráp nằm trong tay 200 đối tác. Trong nhóm này, gần một nửa công ty đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, 90% ở châu Á.
Trong thời gian gần đây, những căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung đã khiến một số đối tác của Apple chuyển dây chuyền sản xuất iPhone, AirPods sang Ấn Độ và Việt Nam. Tuy nhiên, việc thay thế công xưởng Trung Quốc không phải là câu chuyện một sớm một chiều.
"Táo khuyết" còn được biết đến với chính sách ký các hợp đồng dài hạn đối với một số nhà cung cấp chính. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẵn sàng chi khoảng tiền lớn để đặt cọc trước nhằm thương lượng được chi phí thấp và số lượng dự trữ lớn nhất có thể. Cách làm này mang đến nhiều giá trị bền vững cho Apple, đồng thời giảm thiểu rủi ro, hạn chế đối thủ có thể mở rộng khả năng sản xuất hàng loạt.
Điều này cũng có thể lý giải vì sao Apple dường như không chịu ảnh hưởng quá lớn trong cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu diễn ra từ năm 2020 đến nay. Cuối tháng 7/2021, Tim Cook đã xác nhận những con chip do Apple tự sản xuất vẫn đảm bảo đầy đủ về mặt số lượng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt diễn ra đối với những loại chip thứ yếu, đảm nhận một số chức năng cơ bản như điều khiển màn hình hay giải mã âm thanh.
Angelo Zino, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu CFRA cho biết Apple có thể đang tích trữ chip dành cho thế hệ iPhone 13 của mình và chấp nhận đánh đổi thiếu hụt với những model đã bán ra thị trường.
Theo tờ The New York Time, iPhone được xem là sản phẩm bán chạy nhất và mang đến lợi nhuận cao nhất cho Apple. Hãng này chọn mua nhiều linh kiện như chip nhớ, mô đun camera, micro, màn hình cảm ứng từ các nhà cung cấp trên toàn cầu. Sau đó, Apple sẽ chuyển chúng đến các nhà máy lắp ráp ở Trung Quốc bằng đường hàng không để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Hệ thống nhà máy sản xuất của Foxconn ở có 94 dây chuyền sản xuất. Để lắp ráp một chiếc iPhone phải trải qua khoảng 400 bước bao gồm đánh bóng, hàn, khoan và lắp vít. Nhà máy này có thể sản xuất hơn 500.000 chiếc iPhone mỗi ngày, trên 350 chiếc một phút.
Những chiếc iPhone được lắp ráp hoàn chỉnh và đóng gói đẹp mắt sẽ rời nhà máy bằng xe tải và được đưa đưa đến sân bay Trịnh Châu. Sân bay này đã được mở rộng đáng kể trong những năm gần đây do việc sản xuất iPhone ngày càng tăng. Sau đó, lô hàng được chuyển bằng đường hàng không đến Mỹ và nhiều thị trường khác trên toàn cầu.
Trước đó, các hãng sản xuất máy tính tại Trung Quốc đều vận chuyển hàng hóa đến Mỹ chủ yếu bằng tàu container. Mỗi chuyến đi thường kéo dài khoảng một tháng. Tim Cook đã tiên phong trong việc thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa. Điện thoại thông minh đủ nhỏ để vận chuyển bằng máy bay với số lượng lớn và tiết kiệm chi phí. Một chiếc Boeing 747 có thể dễ dàng mang theo 150.000 chiếc iPhone.
Bên cạnh đó, Apple cũng sử dụng dịch vụ chuyển phát UPS hoặc FedEx để giao hàng cho những người dùng đặt mua sản phẩm online qua website của công ty. Ở những kênh phân phối còn lại như cửa hàng bán lẻ và nhà phân phối, Apple trữ hàng tại kho trung tâm và giao sản phẩm từ các kho này.
Tại thị trường Trung Quốc, lực lượng hải quan sử dụng một hệ thống điện tử để xác nhận hàng hóa xuất khẩu và sau đó đóng dấu thêm lần nữa để những chiếc iPhone thành hàng nhập khẩu. Ở Trịnh Châu, quá trình này diễn ra tại một cơ sở hải quan ngay bên ngoài nhà máy, giúp rút ngắn thời gian.
Khi các sản phẩm được khai báo là hàng nhập khẩu, hải quan có thể thu 17% thuế giá trị gia tăng, một loại thuế quốc gia, dựa trên giá nhập khẩu. Sau đó, các mẫu iPhone có thể được để vận chuyển khắp Trung Quốc.
Apple lựa chọn xe tải cỡ lớn để vận chuyển hàng tại Trung Quốc. Mất khoảng 18 giờ lái xe từ Trịnh Châu đến Thượng Hải, nơi Apple đã thiết lập nhà kho trung tâm tại Trung Quốc. Một xe tải lớn có thể chứa được tới 36.000 chiếc iPhone. Do vận chuyển số lượng hàng giá trị cao ước tính đến 27 triệu USD nên bên trong các xe tải thường được trang bị camera và đôi khi có nhân viên an ninh đi kèm.
Sau khi iPhone rời khỏi nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu, trung bình phải mất hai ngày để đến một cửa hàng ở Thượng Hải và mấy khoảng ba ngày để đến được cửa hàng ở San Francisco, Mỹ.
Theo ông Daniel Vidaña - Giám đốc quản lý cung ứng Apple, Tim Cook vô cùng khắt khe với việc xử lý đơn hàng. Tim Cook quan niệm thời gian giao hàng nhanh không chỉ khiến người dùng hài lòng mà còn giúp Apple giảm các chi phí tồn kho.
Tim Cook cho rằng lĩnh vực công nghệ thay đổi rất nhanh chóng. Vì thế, việc để hàng tồn kho quá lâu được xem là một tội ác. Ông so sánh các sản phẩm Apple giống như việc kinh doanh trong ngành bơ sữa. Nếu sản phẩm lưu kho vượt quá hạn sử dụng thì công ty đã gặp vấn đề vì không ai muốn mua sữa tươi đã bị chua. Ngoài ra, Tim Cook cũng khẳng định giá trị sản phẩm sẽ giảm từ 1 đến 2% mỗi tuần nếu tình trạng tồn kho tiếp diễn.
Những kết quả ban đầu cho thấy chiến lược của Tim Cook đã đúng. Số lượng tồn kho giảm từ một tháng xuống chỉ còn 6 ngày. Đến năm 2012, con số này tiếp tục giảm còn 5 ngày. Đây thực sự là một con số ấn tượng, bỏ xa đối thủ xếp thứ 2, 3 trong ngành công nghệ gồm Dell với 10 ngày tồn kho hay Samsung đến 21 ngày tồn kho. Vào thời điểm đó, Apple được đánh giá quản lý hàng tồn kho tốt hơn 5 lần so với HP và 5,5 lần so với Motorola.
Năm 2011, Apple đã bán hầu hết mọi chiếc iPad 2 được sản xuất và không phải đối mặt với tình trạng tồn kho. Sự thành công này đến từ việc Apple đã cắt giảm số lượng SKU (đơn vị lưu kho) xuống còn xấp xỉ 26.000, thấp hơn rất nhiều lần so với các công ty công nghệ khác. Chiến lược cắt giảm số lượng nhà cung ứng chính, kho trung tâm, SKU cùng với việc đồng bộ hóa dữ liệu trên toàn hệ thống đã giúp việc dự báo nhu cầu của Apple chính xác hơn.
Ngày 27/1, Apple công bố đã có hơn tỷ chiếc iPhone đang hoạt động trên toàn cầu. "Đó là một thành tích xuất sắc của Tim Cook khi thiết kế và điều hành chuỗi cung ứng chưa từng có cho Apple. Đặc biệt, ông cũng khéo léo để Apple hạn chế bị ảnh hưởng trong cuộc chiến tranh công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc", nhà phân tích Dan Ives của Wedbush Securities chia sẻ.
Tháng 8/2018, Apple đã trở thành công ty công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường chạm mức 1.000 tỷ USD đầu tiên trong lịch sử. "Táo khuyết" cũng chỉ mất chưa đầy 2 năm để hoàn thành cột mốc tiếp theo. Tháng 2/2021, gã khổng lồ công nghệ Mỹ đạt mốc vốn hoá 2.300 tỷ USD. Dan Ives dự đoán Apple có thể chạm đến mức 3 nghìn tỷ USD trong 12 tháng tới.
Với hơn 10 năm đảm nhận vị trí CEO Apple, Tim Cook đã góp phần đưa iPhone trở thành sản phẩm công nghệ thành công nhất lịch sử. Đồng thời, ông cũng xây dựng cho Apple một pháo đài bất khả xâm phạm.
"Tim Cook có thể không thiết kế được một sản phẩm như Steve Job. Tuy nhiên, ông ta hiểu thế giới tới mức mà rất ít CEO nào tôi gặp trong hơn 60 năm qua có thể so sánh kịp", Warren Buffett nhận xét về Tim Cook.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị)
ICTnews tường thuật trực tiếp sự kiện Apple ra mắt iPhone 13
iPhone 13 và Apple Watch Series 7 nhiều khả năng sẽ được Apple công bố ở sự kiện đêm nay theo giờ Việt Nam, ICTnews sẽ trực tiếp sự kiện này.
-
Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trênTăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và gian lận thương mạiPhó Thủ tướng: Có tuyến cao tốc chạy suốt BắcChuyên gia hiến kế phát triển Cát Bà xanh toàn diệnBán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhauBắc Ninh: Tịch thu 20 cây kiếm và nhiều hàng hóa không hóa đơn, chứng từVụ khung sắt rơi làm 1 người tử vong: Hé lộ những lần đổi chủ của dự ánVụ án Vũ 'nhôm': 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị phong tỏa tài sản là aiNga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025BV Đa khoa Ba Vì trao nhầm con: Vì sao hơn 3 tháng vẫn chưa nhận lại được con?
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Điểm chuẩn Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2018
- ·Bắc Giang: Phó chủ tịch xã bỗng mất tích bí ẩn sau cuộc họp 'đánh giá kiểm điểm'
- ·Cần thanh tra các địa phương sau vụ nâng điểm thi ở Hà Giang
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Cục trưởng A83: '35 cảnh sát cơ động được tổ chức ôn thi rất kỹ'
- ·Quảng Ninh: Khởi tố và truy bắt nghi phạm vụ cài 10 thỏi thuốc nổ vào cây ATM
- ·Đề nghị khởi tố vụ gian lận điểm thi gây chấn động ở Hà Giang
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Ô tô 7 chỗ hot Toyota Rush mốc 600 triệu giá ‘về tay’ gần 900 triệu, dân Việt choáng váng
- ·Ngành QLTT tăng cường thanh, kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng 'tham nhũng vặt'
- ·CTCP Sữa Việt Nam báo lãi trước thuế quý IV/2018 tăng 28%, đạt 2.668 tỷ đồng
- ·Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- ·UBKTƯ: Vi phạm của ông Trần Bắc Hà rất nghiêm trọng, phải xem xét xử lý kỷ luật
- ·Nhà khoa học 'giật mình' phát hiện hóa chất kem chống nắng trong mô vú
- ·Tiêm kích quân đội Mỹ truy đuổi 'kẻ cắp máy bay': 'Kịch tính như phim hành động'
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Vụ điểm thi cao bất thường ở Sơn La: Chấm lại hàng loạt bài thi
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Việt Nam có thể làm được nhiều điều thần kỳ hơn nữa!
- ·Thăm dò tín nhiệm giúp các đồng chí được lấy phiếu tự nhìn nhận lại mình
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Điểm thi cao bất thường tại Hà Giang: Đang tổ chức họp nóng ngay tại sở GD&ĐT
- ·Bộ trưởng Chu Ngọc Anh: Tin tưởng vào năm có nhiều bứt phá trong hoạt động TCĐLCL
- ·Vì sao BHXH TP.HCM bất lực với số nợ trăm tỷ của Mai Linh?
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân các nước ASEAN
- ·Bão số 9 hướng về vùng biển miền Trung, liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
- ·Bộ KH&CN trao quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ
- ·Thu giữ 24 kiện hàng là ngà voi, sản phẩm ngà voi, vảy tê tê tại sân bay Nội Bài
- ·'Út trọc'
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Chủ tịch TP chỉ đạo xử nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm
- ·Phi công VNA xin nghỉ việc: Vietnam Airlines áp mức lương mới cho phi công
- ·Thủ tướng biểu dương Đội tuyển Việt Nam thi đấu tự tin, quả cảm
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước 2018