【truc tiêp bong đa hôm nay】ASEAN hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 50 |
Hội nghị AEM được tổ chức cùng với Hội nghị Hội đồng Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) lần thứ 32 và Hội đồng Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) lần thứ 21. Các Bộ trưởng trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và quốc tế,ướngtớinềnkinhtếkỹthuậtsốvàthươngmạiđiệntửtruc tiêp bong đa hôm nay rà soát tình hình thực thi Kế hoạch Tổng thể AEC 2025 bao gồm cả tiến triển trong quan hệ kinh tế đối ngoại của ASEAN với các đối tác ngoại khối. Với chủ đề của năm ASEAN 2018 do Singapore đảm nhiệm vai trò Chủ tịch là “tự cường và sáng tạo” đã tạo động lực cho ASEAN cố gắng hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử, góp phần tạo sức cạnh tranh dài hạn của khu vực trong bối cảnh nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại và các yếu tố bất ổn khác của môi trường toàn cầu.
Tổng GDP của ASEAN năm 2017 đạt 2,8 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 5,3% so với năm ngoái từ 4,8% năm 2016. Tăng trưởng dự kiến vẫn ổn định với 5,2% trong năm 2018 và năm 2019. Tổng thương mại hàng hóa của ASEAN đạt 2,55 nghìn tỷ USD năm 2017, tăng 14,1% trong đó 22,9% là thương mại nội khối ASEAN. Trong số các đối tác đối thoại của ASEAN, Trung Quốc, EU và Hoa Kỳ là ba đối tác thương mại lớn nhất. Tổng thương mại dịch vụ của ASEAN đạt 695,2 tỷ USD năm 2017, trong đó 16,7% là thương mại dịch vụ nội khối ASEAN. Về đầu tư, dòng vốn FDI vào ASEAN đạt 137 tỷ USD năm 2017 trong đó đầu tư nội khối đóng góp 19,4%. Ba nguồn đầu tư FDI nước ngoài lớn nhất vào ASEAN là EU, Nhật Bản và Trung Quốc. Ngành dịch vụ vẫn là ngành thu hút nhiều FDI nhất trong ASEAN, với 90,12 tỷ USD tương đương 65,8% tổng dòng vốn vào năm 2017.
Mặc dù triển vọng tăng trưởng của ASEAN vẫn tích cực, song các bất ổn xung quanh cuộc leo thang xung đột thương mại và nợ ở một số nền kinh tế có thể đặt ra những rủi ro nhất định. ASEAN tiếp tục giải quyết chương trình nghị sự AEC để thúc đẩy sức bật của kinh tế khu vực trước các cú sốc bên ngoài và đạt được cạnh tranh dài hạn. Đặc biệt, các Bộ trưởng thống nhất nỗ lực gấp đôi để thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao kết nối bao gồm cả kết nối số hóa, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, và hướng tới phát triển kinh tế bền vững.
Tiến triển thực hiện 13 nhiệm vụ ưu tiên của Năm Chủ tịch ASEAN 2018 đã được thảo luận, các Bộ trưởng thông qua Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử để dự kiến ký kết bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 vào cuối năm nay. Hiệp định này khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN về tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử qua biên giới, tạo lập môi trường tin cậy và lòng tin trong sử dụng thương mại điện tử, tăng cường hợp tác trong sử dụng thương mại điện tử ở khu vực. Các Bộ trưởng cũng đã thông qua Khuôn khổ hội nhập số hóa ASEAN để trình Hội đồng AEC thông qua vào cuối năm nay. Khuôn khổ gồm 6 lĩnh vực ưu tiên được thực hiện trong 12-18 tháng tới sẽ có hiệu ứng quan trọng đối với hội nhập số hóa. Các lĩnh vực ưu tiên bao gồm tạo thuận lợi cho thương mại, bảo vệ dữ liệu đồng thời hỗ trợ thương mại số hóa và sáng tạo, thanh toán điện tử, mở rộng cơ sở dữ liệu số, thúc đẩy quản trị doanh nghiệp và phối hợp các hành động. Các Bộ trưởng khẳng định Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN là nền tảng để đồng bộ các nỗ lực phát triển, chia sẻ thông lệ tốt nhất, mang lại nhiều cơ hội hơn cho tăng trưởng, sáng tạo, xây dựng năng lực và phát triển bền vững.
Các Bộ trưởng ký Nghị định thư thứ nhất Sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cho phép vận hành cơ chế tự chứng nhận xuất xứ ASEAN (AWSC) và Nghị định thư Thực thi gói cam kết thứ 10 của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Các Bộ trưởng công bố hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) và hướng tới ký kết tại hội nghị Hội đồng AEC lần thứ 17 vào tháng 11 năm 2018. Cùng với ATIGA và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), ATISA sẽ là bộ ba hoàn chỉnh và toàn diện các hiệp định ASEAN. Các Bộ trưởng đánh giá cao tiến triển trong dự thảo Nghị định thư thứ 4 Sửa đổi ACIA, trong đó có việc chuyển đổi các danh mục bảo lưu của ACIA thành hai phụ lục theo danh mục chọn bỏ.
Các Bộ trưởng ghi nhận Cơ chế hải quan một cửa ASEAN (ASW) đang được thực thi ở 5 nước thành viên (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và chuẩn bị được thực thi ở Brunei, Campuchia và Philippines là những nước đang ở giai đoạn cuối của thử nghiệm trao đổi điện tử CO mẫu D trong ATIGA. Các Bộ trưởng kêu gọi các nước thành viên ASEAN giải quyết đầy đủ các vấn đề kỹ thuật và vận hành trong giai đoạn hoạt động của ASW. Đồng thời khuyến khích Lào và Myanmar đang trong quá trình xây dựng cơ chế một cửa quốc gia, hoàn tất thủ tục nội bộ để tham gia ASW sớm nhất có thể.Các nước thành viên ASEAN đã cam kết trao đổi bộ tờ khai điện tử và tờ khai liên quan đến thương mại thông qua cổng ASW, gọi là Tờ khai hải quan ASEAN (ACDD), và chứng nhận kiểm dịch điện tử (e-Phyto) là một phần trong tiến trình hiện đại hóa hải quan trong ASEAN. Các Bộ trưởng lưu ý các nước đã sẵn sàng tham gia trao đổi ACDD và e-Phyto dự kiến bắt đầu thử nghiệm thông qua Cổng ASW vào quý 3 và quý 4 năm 2018.
Các nước ASEAN đã đạt được những tiến bộ đáng kể về tự do hóa thuế quan. Tính đến nay, trong khuôn khổ ATIGA, có 99,3% thuế nhập khẩu đã được xóa bỏ ở các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), trong khi các nước CLMV tự do hóa 97,7% thuế nhập khẩu. Tính tổng thể ASEAN đã xóa bỏ 98,6% thuế nhập khẩu. ASEAN đã hoàn thành Nghiên cứu cơ bản các Chỉ số thuận lợi hóa thương mại ASEAN (ASTFI) sẽ góp phần nâng cao giám sát thực thi các biện pháp thuận lợi hóa thương mại trong khu vực. ASTFI cùng với các nghiên cứu về thời gian thông quan hàng hóa sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2018, và các sáng kiến thuận lợi hóa ASEAN sẽ giúp ASEAN đạt mục tiêu cắt giảm 10% chi phí giao dịch thương mại vào năm 2020 và cố gắng nâng cao gấp đôi thương mại nội khối vào năm 2025. Tại Hội nghị này, các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường nỗ lực để tạo thuận lợi cho sự lưu chuyển của hàng hóa trong AEC bằng cách cải thiện sự minh bạch và quản lý các biện pháp phi thuế. Theo đó, các cơ quan chuyên ngành của ASEAN tiến tới hoàn tất các Chỉ dẫn thực thi cam kết ASEAN về các biện pháp phi thuế đối với hàng hóa, và thông qua tại Hội đồng AFTA 32.
ASEAN đã hoàn tất việc ký Nghị định thư số 2 (chỉ định các cửa khẩu biên giới) của Hiệp định Khung ASEAN về tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (AFAFGIT) bao gồm thông qua danh mục các cửa khẩu biên giới được chỉ định ở 10 nước thành viên ASEAN vào tháng 5 năm 2018. Việc thông qua Nghị định thư số 2 và số 7 sẽ tạo khuôn khổ pháp lý để vận hành Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) trong ASEAN. Các Bộ trưởng hoan nghênh việc chuẩn bị thực thi ACTS ở Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.
Các Bộ trưởng ký kết Nghị định thư về Thực thi Gói cam kết thứ 10 trong khuôn khổ AFAS đưa ra mức cam kết cao nhất của các nước thành viên ASEAN cho đến nay và là gói AFAS cuối cùng khi ASEAN chuyển sang giai đoạn hội nhập tiếp theo trong khuôn khổ ATISA. ATISA bao gồm tất cả cam kết mà các nước ASEAN đã thực hiện trong AFAS và đưa ASEAN chuyển sang giai đoạn hội nhập sâu sắc hơn thông qua sử dụng cách tiếp cận chọn bỏ trong thời gian nhất định trong tương lai.
ASEAN đã thông qua Chỉ số chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN (ASPI) 2018 như một công cụ tham chiếu giúp đánh giá và giám sát nỗ lực của ASEAN trong triển khai các chính sách phát triển SME trong khu vực và tổ chức các hội thảo chuyên đề cấp quốc gia để chia sẻ kết quả và khuyến nghị. Canada, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Viện nghiên cứu kinh tế về ASEAN và Đông Á (ERIA) đã hỗ trợ ASEAN thực hiện công cụ này cùng với sự hợp tác của Ủy ban Điều phối ASEAN về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hội nghị AEM 50 khuyến nghị phiên bản 2018 của báo cáo Tương lai của ASEAN: 50 câu chuyện thành công về số hóa SME ASEAN được phát hành vào tháng 11 tới. Ấn phẩm này giới thiệu các MSME thành công trong ứng dụng công nghệ số hóa đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hoan nghênh việc hoàn thành Báo cáo đánh giá của ASEAN về sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ 4, do Ban Thư ký ASEAN thực hiện với các khuyến nghị cụ thể. Các nước ASEAN đều nỗ lực để chuẩn bị cho cách mạng công nghệ lần thứ 4 với các mức độ sẵn sàng khác nhau. Các Bộ trưởng ghi nhận các hoạt động xây dựng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện ở CLMV thông qua Sáng kiến Hội nhập ASEAN kế hoạch hoạt động lần thứ III và Kế hoạch Hành động CLMV 2017-2018 hướng tới nâng cao năng lực cho các nước thành viên ASEAN đáp ứng các cam kết khu vực và thúc đẩy phát triển toàn diện. Các Bộ trưởng công nhận sự đóng góp của tiến triển kinh tế trong thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực và nhắc lại tầm quan trọng của việc bảo đảm rằng tất cả các công dân đặc biệt ở các vùng xa, có thể hưởng lợi từ hội nhập kinh tế khu vực.
Hội nghị AEM 50 hoan nghênh sự hỗ trợ tích cực và tham gia của Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ABAC) trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của MSME trong ASEAN. Các Bộ trưởng cũng đánh giá cao nỗ lực của ABAC trong thực hiện dự án kết nối tăng trưởng thông minh với chủ đề của năm ASEAN 2018, thực thi Hội nghị ASEAN số hóa thúc đẩy chuyển đổi số hóa và sử dụng công nghệ để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, cũng như thảo luận để thiết lập Mạng lưới sáng tạo ASEAN để tăng cường hệ thống sinh thái sáng tạo trong khu vực. ABAC đã tham gia tích cực trong cung cấp thông tin để hoàn tất Hiệp định khung ASEAN về thương mại điện tử với các chương trình tư vấn về thuận lợi hóa thương mại, các vấn đề liên quan đến bền vững, bao gồm doanh nghiệp trách nhiệm và toàn diện, quản trị tốt, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quyền lợi của doanh nhân nữ…
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, các Bộ trưởng nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác ASEAN với các đối tác thương mại trong bối cảnh thách thức của bảo hộ và hành động thương mại đơn phương. Tình hình thương mại và đầu tư của ASEAN năm 2017 với các đối tác FTA đã được cải thiện, hướng tới duy trì các mối quan hệ bền vững. WTO dự báo thương mại hàng hóa thế giới tăng trưởng mạnh trong năm 2018 và 2019 sau khi tăng mạnh nhất trong 6 năm qua vào năm 2017. ASEAN đã rà soát thực thi các FTA của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và Niu Dilan. Các Bộ trưởng hoan nghênh việc hoàn tất đàm phán nâng cấp các quy tắc sản phẩm cụ thể trong khuôn khổ Nghị định thư nâng cấp ACFTA và tiến tới thực thi các khuyến nghị của giai đoạn 2 về rà soát Hiệp định FTA ASEAN- Australia- Niu Dilan (AANZFTA). Các Bộ trưởng cũng ghi nhận tiến triển của tự do hóa hơn nữa các sản phẩm thuộc danh mục nhạy cảm trong khuôn khổ HIệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Hàn Quốc.
ASEAN và Nhật Bản đã hoàn tất Nghị định thư thứ nhất Sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN- Nhật Bản, bao gồm cả các chương về thương mại dịch vụ, di chuyển thể nhân và đầu tư, tiến tới ký kết tại Hội nghị Cấp cao ASEAN- Nhật Bản lần thứ 21 vào tháng 11/2018. Các Bộ trưởng khuyến khích một số nước thành viên ASEAN còn lại phê chuẩn Nghị định thư nâng cấp ACFTA, Nghị định thư thứ ba Sửa đổi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Hàn Quốc, Nghị định thư thứ nhất Sửa đổi AANZFTA và HIệp định Thương mại dịch vụ và Đầu tư ASEAN- Ấn Độ. FTA ASEAN- Hồng Kong và Hiệp định Đầu tư ASEAN- Hồng Kong đã được ký kết; các bên cần sớm hoàn tất thủ tục phê chuẩn nội bộ để hai hiệp định có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Hội nghị AEM 50 rà soát tiến triển hợp tác kinh tế và thương mại với các đối tác khác cũng như lợi ích của việc nâng cao quan hệ với ASEAN kể cả thông qua FTA. Các Bộ trưởng đánh giá cao việc hoàn tất Nghiên cứu khả thi chung về FTA ASEAN- Canada và lưu ý cần nhiều việc phải làm để cân đối lợi ích của hai bên và tiến tới tổ chức phiên thảo luận đầu tiên về một FTA tiềm năng giữa hai bên. ASEAN và Ủy ban Kinh tế Á Âu cũng đã hoàn tất biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực và tăng cường hiểu biết lẫn nhau về mục tiêu hội nhập khu vực của hai bên. ASEAN khẳng định sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương dựa vào quy tắc và tầm quan trọng của hệ thống này đối với sự ổn định và vận hành hiệu quả của trật tự kinh tế toàn cầu. Đối với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), các Bộ trưởng ghi nhận tiến trình qua 23 vòng đàm phán và nhấn mạnh sự ưu tiên của ASEAN đối với đàm phán RCEP, cam kết thực hiện chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 hồi tháng 4 năm 2018 nhằm nỗ lực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, tiến tới sớm kết thúc đàm phán.
Thành công của hội nhập kinh tế ASEAN cũng có sự hỗ trợ của các đối tác ngoài khối, trong đó các Bộ trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ của Chương trình hợp tác phát triển ASEAN- Australia giai đoạn II; Chương trình hỗ trợ hợp tác kinh tế AANZFTA; Chương trình hỗ trợ hội nhập khu vực ASEAN từ EU cộng; Chương trình xây dựng năng lực EU-ASEAN về giám sát tiến trình hội nhập và thống kê; Chương trình ASEAN- Canada- OECD về SME ASEAN; Quỹ hợp tác ASEAN- Trung Quốc, Ủy ban Hợp tác kinh tế ASEAN- METI; Quỹ hội nhập ASEAN- Nhật Bản; Quỹ hợp tác kinh tế ASEAN- Hàn Quốc và chương trình tư vấn kỹ thuật và giải pháp từ Hàn Quốc; kết nối ASEAN USAID thông qua dự án thương mại và đầu tư; dự án hợp tác và phát triển kinh tế của Bộ liên bang Đức...