Tin tức trên trang Fox News cập nhật,áthiệnthuốcgiảmcâncóthểgâkết quả bóng đá blackburn người phụ nữ đã uống ba viên thuốc giảm cânSaba Appetite Control and Energy (ACE) trong vòng hai ngày, hai tuần sau đó cô bắt đầu bị vàng da, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Kentucky ở Lexington (Mỹ) cho hay. Thuốc giảm cân Saba ACE nghi chứa hoạt chất gây suy gan. Ảnh minh họaSau đó, bệnh ngày càng trầm trọng hơn, một tuần sau cô bị sưng chân và trướng bụng (hay còn gọi là cổ trướng). Tám tuần sau khi bị vàng da, người phụ nữ này đã suy gan và cần phải cấy ghép gan kịp thời. "Một tuần sau khi cấy ghép cô đã được xuất viện và sức khỏe dần hồi phục," các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo được công bố trên số ra hàng tháng của tạp chí Gastroenterology. "Tóm lại, trường hợp suy gan tối cấp này là do thuốc giảm cân Saba ACE," các nhà nghiên cứu nhận định. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện vào tháng 9 năm 2013, tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Erin Maynard kiêm phó giáo sư phẫu thuật tại các trường đại học trao đổi với tờ Live Science. Trước khi nhập viện, cô đã từng uống thuốc chống trầm cảm Zoloft và thuốc tránh thai trong ba năm, báo cáo cho biết thêm. Vì vậy, nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác về thành phần hoạt chất trong thực phẩm chức năng gây bệnh, hay do sự tương tác thuốc hoặc thuốc nhiễm độc. Công thức của thuốc giảm cân mà người phụ nữ uống chứa hoạt chất DMAA (còn được gọi là methylhexanamine), một dẫn xuất thuốc kích thích hoặc chiết xuất từ cây phong lữ, đã gây nhiều tranh luận trong giới khoa học. Việc sử dụng DMAA có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và thậm chí là tử vong. Tháng Tư năm 2013, FDA đã gửi thư cảnh báođến 11 công ty yêu cầu loại bỏ sản phẩm chứa DMAA ra khỏi thị trường vì "DMAA chứa chất bổ sung bất hợp pháp và tiếp thị trái pháp luật", FDA thông báo vào tháng 7 năm 2013 trên trang web của họ. Năm 2013, nhà sản xuất Saba thông báo, họ đã thay đổi công thức thuốc giảm cân và loại bỏ DMAA khỏi danh sách 'thành phần’ trong thuốc, theo thông tin trên trang web của nhà phân phối thuộc Saba. Còn các nhà nghiên cứu khuyến cáo: "Có hai trường hợp suy gan được báo cáo liên quan tới việc sử dụng chất DMAA trong quân đội và gần đây 43 trường hợp viêm gan ở Hawai (Mỹ) do sử dụng thuốc giảm cân OxyElitePro chứa DMAA, trong đó có hai ca ghép gan và một ca tử vong". Tuy nhiên, phó giáo sư Tiến sĩ y khoa Pieter Cohen tại tổ chức sức khỏe Cambridge Health Alliance (Mỹ), người không tham gia báo cáo, cho rằng rất khó để thiết lập một báo cáo mới cho dù DMAA trong thực phẩm chức năng gây suy gan cho người phụ nữ, đặc biệt là không hề có phân tích nào nhằm xác định các thành phần chất bổ sung được liệt kê trên nhãn mác. Trên thực tế, thực phẩm chức năng không có những quy định chặt chẽ như các loại thuốc khác, vì vậy không thể đảm bảo tính xác thực của các chất ghi trên nhãn mác, thậm chí chúng còn có thể chứa các hoạt chất không được liệt kê. Thuốc giảm cân dễ gây hại cho gan. Ảnh minh họaThêm nữa, phòng thí nghiệm của giáo sư Cohen còn phát hiện thấy thuốc kê theo toa cũng chứa thành phần chất bổ sung làm tăng hưng phấn khi quan hệ tình dục có tên gọi là Sex Plus, ông trao đổi với Live Science trong một cuộc phỏng vấn năm 2013. Thực phẩm chức năng Saba mà bệnh nhân sử dụng còn bao gồm sản phẩm chiết xuất từ trà xanh khiến một số trường hợp bị tổn thương gan và hai bệnh nhân suy gan tối cấp cần được cấy ghép", các nhà nghiên cứu cho biết thêm. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 8 năm 2013 trên tạp chí World Journal of Gastroenterology, các nhà nghiên cứu đã dẫn chứng một cậu bé 16 tuổi bị suy gan do dùng chiết xuất trà xanh để giảm cân. Tuy nhiên thực tế, nhiều thực phẩm chức năng khác chứa chất DMAA vẫn được tìm thấy trên thị trường và mua bán trực tuyến trên các trang web như liveleantoday.com, nutriverse.com. Linh Nguyễn Thu hồi hàng loạt thuốc giảm cân không rõ hoạt chất |