【kết quả bíng đá】Bài 4: “Giữ chân” lạm phát, theo sát thị trường
Giá điện, than, xăng dầu không còn tăng sốc
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2015 tăng 0,6% so với tháng 12-2014, là mức thấp kỷ lục trong vòng 14 năm qua. Kết quả này một phần do mặt bằng giá hàng hóa thế giới năm 2015, đặc biệt là các nguyên, nhiên liệu đầu vào, ở mức thấp, góp phần giảm sức ép lạm phát từ bên ngoài. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò tích cực từ công tác điều hành. Ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý giá. Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá năng lượng và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt hoạt động đăng ký, kê khai giá của DN...
Nếu nhìn vào con số lạm phát ở đầu nhiệm kỳ (năm 2011) mới thấy kết quả trong năm 2015 có ý nghĩa. Nhìn xa hơn, nếu CPI năm 2008 ở mức kỷ lục là 19,98% thì năm 2011 cũng bám sát nút với mức 18,13%. Sau một loạt các giải pháp điều hành quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là vai trò của Bộ Tài chính trong tổ chức, tham mưu cho Chính phủ về công tác điều hành giá, khi kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát đã lùi dần về mức thấp. Lần lượt trong các năm từ 2012-2015, chỉ số CPI (so với tháng 12 của năm trước đó) đã thấp dần, từ 6,81% đến 6,04%, 1,84% và 0,6% vào năm 2015.
Có thể khẳng định, chính sách điều hành vĩ mô của Chính phủ trong nhiệm kỳ qua đã phát huy hiệu quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Nhiều bộ, ngành đã vào cuộc theo chỉ đạo của Chính phủ. Ví dụ như ngành Công Thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các DN thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường; Bộ Tài chính tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, triển khai thực hiện công tác quản lý bình ổn giá tại một số địa phương.
Một trong những thành công trong công tác quản lý giá phải kể đến đó là đưa giá cả một số loại hàng hóa thiết yếu như giá điện, than, xăng dầu, giá dịch vụ công… theo sát giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không tăng sốc, gây phản ứng từ dư luận. 5 năm qua, đặc biệt, trong hai năm 2014 và 2015, công tác quản lý, điều hành giá đối với một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu đã được Chính phủ chỉ đạo, phối hợp tốt giữa các bộ, ngành và ngày càng theo hướng công khai, minh bạch hơn, đem lại lòng tin cho người tiêu dùng, giảm áp lực lạm phát do tâm lý.
Minh chứng rõ nhất trong nhóm các mặt hàng thiết yếu đó là công tác điều hành giá xăng dầu. Những năm trước đây, giá xăng được giữ ở mức thấp khi giá thế giới tăng mạnh nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Khi mọi công cụ như trích Quỹ bình ổn giá, giảm thuế... đã phát huy hết tác dụng, Quỹ âm và thuế lùi về 0%, buộc Nhà nước phải tăng giá. Tất nhiên, khi đó mức tăng sẽ gây sốc cho người dân và DN. Hai năm trở lại đây, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu có tăng, có giảm nhịp nhàng theo sát thị trường thế giới, được dư luận đồng thuận.
Kiểm soát tốt yếu tố giá- đầu vào của lạm phát
Đánh giá về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm soát, thực hiện quản lý Nhà nước về giá theo pháp luật. Cơ bản đến nay đã đi một bước thành công, đó là giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ví như trước kia có thời điểm rất khó khăn trong điều hành giá xăng dầu thì năm qua đã điều hành nhịp nhàng theo thị trường, được sự đồng thuận của người dân và DN. Tương tự, giá điện cũng tiến một bước sát với thị trường. Cùng với đó, ngành Tài chính không quên các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng khi tăng giá một số hàng hóa thiết yếu. Thông qua chính sách tài chính, như tăng mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo từ 30.000 đồng lên 46.000 đồng, đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, ưu tiên các đối tượng nghèo, vùng sâu vùng xa, gia đình chính sách…
“Thông qua điều hành chính sách về giá, cùng với chính sách tiền tệ, đã thực hiện kiểm soát tốt lạm phát. Lạm phát chung thấp hơn lạm phát cơ bản. Như vậy, ưu điểm của yếu tố tác động lớn đầu vào của lạm phát là giá đã được kiểm soát tương đối tốt. Và chúng tôi biến khó khăn của ngân sách khi giá dầu giảm xuống chuyển thành thuận lợi, đưa giá đầu vào của nền kinh tế thấp xuống, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2015”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã khẳng định thành công của công tác điều hành giá như vậy.
Đến thời điểm hiện nay, theo quy định của Luật Giá, nhiều hàng hóa đã được đưa về các bộ chủ quản để quản lý giá. Bộ Tài chính có vai trò phối hợp và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về giá. Tuy nhiên, với vai trò của mình, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã có những kịch bản sơ bộ về quản lý, điều hành giá một số mặt hàng là đầu vào của nền kinh tế như xăng dầu, điện, than và giá dịch vụ công. Đối với giá xăng dầu, tiếp tục kiên trì điều hành giá xăng dầu trong nước theo cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo quy định. Đồng thời, bám sát diễn biến giá xăng dầu của thị trường thế giới để chủ động, linh hoạt điều hành giá xăng dầu trong nước đồng bộ giữa các biện pháp về giá, Quỹ Bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu, đảm bảo hài hòa lợi ích người tiêu dùng, DN và cân đối ngân sách Nhà nước.
Về giá điện, tiếp tục điều hành theo quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong mỗi lần điều chỉnh giá để người dân và xã hội cùng giám sát. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở công lập và dịch vụ giáo dục (học phí), trong năm 2016 sẽ thực hiện lộ trình giá dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 85/2012/NĐ-CP và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó cân nhắc thời điểm, phương án điều chỉnh giữa các địa phương để tránh tác động lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...
Trong 9 giải pháp điều hành nhiệm vụ tài chính- ngân sách năm 2016, có nhóm giải pháp về tăng cường công tác quản lý giá, góp phần kiềm chế lạm phát. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được ngành Tài chính tập trung thực hiện trong năm đầu của kế hoạch 5 năm (2016-2020). Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với các mặt hàng quan trọng, thiết yếu (điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu, sữa, dịch vụ công,...) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2016. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để quyết định thời điểm, mức điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu, để hạn chế tác động lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, DN và Nhà nước.
Hạn chế tối đa tác động bất lợi khi tăng giá Trong kiến nghị gửi đến Quốc hội, cử tri một số tỉnh, thành phố cho rằng: Việt Nam đã là thành viên của WTO nên giá cả các loại hàng hóa cần điều chỉnh kịp thời theo giá chung của thế giới. Cử tri đề nghị có giải pháp điều chỉnh khi giá các mặt hàng xăng, dầu, gas, sữa,… thế giới giảm giá thì giá trong nước được kịp thời điều chỉnh nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, nước ta đang nhất quán thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết quản lý của Nhà nước, phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo đó đại bộ phận hàng hóa dịch vụ đã được thực hiện theo cơ chế giá thị trường. Tuy nhiên, với một số mặt hàng Nhà nước còn định giá, kiểm soát giá (ví dụ: Điện, xăng dầu...) khi điều chỉnh tăng giá đều tính toán xem xét mức độ tác động đến sản xuất để có những biện pháp thích hợp, hạn chế tác động bất lợi đến nền kinh tế thông qua việc chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. “Chủ trương thực hiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là chủ trương nhất quán mà Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện. Để hạn chế tác động, các ngành, các cấp cần chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp bình ổn giá thị trường, cân đối cung cầu hàng hoá và có chính sách hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách; chủ động xây dựng phương án điều hành giá nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến nền kinh tế và đời sống nhân dân”, trong văn bản trả lời Bộ Tài chính đã kiến nghị như vậy. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/379c798671.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。