Hai ngày qua,ĐiểmchuẩnđạihọcNgườihânhoankẻcúimặtvìgianlậnthicửsố liệu thống kê về sc freiburg gặp vfl wolfsburg nhiều cha mẹ, thí sinh hân hoan khoe với người thân, bạn bè về kết quả tuyển sinh đại học 2018. Niềm vui nhân lên gấp bội khi các em đỗ nguyện vọng 1 với thành tích, công sức học tập thực sự của các em.
Thế nhưng, cũng không ít những em đỗ đại học với điểm số cao, có thể là thủ khoa của các trường hàng đầu nhưng “dính” nghi án gian lận điểm thi ở một số địa phương thời gian qua đã không dám ngẩng đầu, không vui vẻ, yên tâm để nhập học. Ai đã đẩy các em rơi vào bi kịch này? Đó chính là cha mẹ của các em, là những người lớn, những người có trách nhiệm “cầm cân nảy mực” trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua.
Chuyện gian lận thi cử chưa bao giờ "nóng" như bây giờ (Ảnh minh họa)
Lật lại những điều tra của các phóng viên báo chí trước đó, không ít em trong số được nâng điểm một cách lộ liễu có lực học khá, nếu để các em tự vận động cũng có thể đỗ vào một trường đại học nào đó. Thế nhưng, vì những toan tính của cha mẹ các em, của những người lợi dụng chức vụ quyền hạn đã làm méo mó kết quả kỳ thi, khiến xã hội mất niềm tin, nhiều gia đình đảo điên.
Vui mừng, lo âu, sợ hãi, buồn, bán tin bán nghi… là những gì đang diễn ra xung quanh kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học 2018.
Những thí sinh, những gia đình có con em thi đỗ đại học chắc chắn là rất vui mừng.
Lo âu và sợ hãi là tâm trạng của những thí sinh đã “lọt” được vào trường đại học nhờ gian lận thi cử nhưng không biết trong lúc “nước sôi lửa bỏng” bị đưa ra khỏi trường bất cứ lúc nào.
Buồn là tâm trạng của những thí sinh giỏi thật sự nhưng vì những sai lệch trước đó trong kỳ thi khiến các em không thể vào học ở những ngôi trường mình mơ ước. Và đây cũng là một thiệt thòi trong việc đào tạo nhân lực ở các trường đại học.
Bán tin bán nghi – là tâm trạng chung của rất nhiều người trong đó có những người làm công tác đào tạo. Một giảng viên đại học chia sẻ: “Chuẩn bị đón các em vào trường mà tâm trạng rối bời, không biết trong số những em vào trường kia có bao nhiêu em điểm thật, bao nhiêu em điểm giả?! Lại thấy thương các em học giỏi thực sự nhưng bị các bạn “điểm giả” cướp mất cơ hội”.
Có lẽ chưa có con số thống kê chính thức về các thủ khoa, những người đỗ đại học điểm cao… bị đứt gánh giữa đường phải về quê làm lại con đường khác. Nhưng từ thời chúng tôi đi học cách nay 20 năm, đã có những bạn là học sinh giỏi quốc gia môn Văn được tuyển thẳng vào trường nhưng phải thi lại hầu hết các môn, kể cả môn bạn đoạt giải nhưng khi học ở trường điểm thi cũng chỉ 5 điểm. Đến thi giai đoạn thì bạn này “về vườn” hẳn. Lớp tôi học có 2 trường hợp như vậy. Khi đó, không ai dám đặt nghi vấn có chuyện khuất tất trong các kỳ thi học sinh giỏi mà chỉ lắc đầu nói với nhau “không hiểu học sinh giỏi quốc gia kiểu gì nhỉ?”.
Việc học cũng như việc lao động chân tay phải phù hợp với sức lực, nhận thức của người đảm nhận nó. Sức của con bạn chỉ mang được 20kg thì không thể bắt con mang gấp đôi trọng lượng đó. Tương tự, năng lực của các em chỉ ở mức trung bình và khá thì không thể tham vọng đưa các em vào những trường top đầu danh giá.
Nhiều bậc cha mẹ coi con cái như tấm huy chương, như sự soi chiếu thành công của bản thân nên đã ép các con phải gồng mình gánh gồng nghĩa vụ báo đáp cho công cuộc đầu tư của cha mẹ. Khi con họ không thể thực hiện được ước muốn đó thì họ toan tính bằng mọi thủ đoạn, trà đạp lên mọi giá trị, sự công bằng, luật pháp… Nhưng rồi, khi mọi chuyện vở lỡ, người chịu áp lực ghê gớm nhất lại chính là con của mình.
Giờ đây, xã hội mong muốn đi đến cùng sự thật, nhưng sự thật phơi bày đến đâu thì các em phải chịu áp lực tới đó. Nếu dừng lại ở đây, thì lại bất công với những bạn cùng trang lứa. Để không rơi vào tình cảnh như bây giờ, các bậc cha mẹ hãy “biết mình biết ta”, đừng quá ích kỷ với toan tính của bản thân mà quên đi thực lực của con mình. Một kỳ thi buồn...
TheoVOV