【keonhacai. com】Có nơi sợ mất cán bộ nên không xử lý vi phạm về đất đai
Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình báo cáo tại phiên họp. |
Chiều 16/9,ónơisợmấtcánbộnênkhôngxửlýviphạmvềđấtđkeonhacai. com Ủy ban Thường vụ đã nghe báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, nhưng không có ý kiến nào tham gia thảo luận.
Nghị quyết nói trên được Quốc hội ban hành sau khi giám sát tối cao về đất đai đô thị, giữa tháng 6/2019. Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, từ thời điểm đó đến ngày 30/6/2020, các tòa án đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm đối với 35 vụ với 138 bị cáo; đã xét xử 19 vụ với 67 bị cáo phạm các tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai, vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 3 bị cáo; tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 19 bị cáo; tù từ 3 năm trở xuống đối với 25 bị cáo, còn lại là các hình phạt khác.
Chánh án đánh giá, các tòa án đã chủ động, tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm đưa vụ án ra xét xử; trong thời gian qua, không có vụ án nào để quá hạn luật định. Việc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung về cơ bản đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật.
Các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước. Việc cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ được Hội đồng xét xử cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo đúng pháp luật. Tòa án cũng chú ý áp dụng các biện pháp kê biên tài sản và các biện pháp tư pháp, các hình phạt bổ sung nhằm thu hồi tài sản của Nhà nước bị thiệt hại.
Tuy nhiên, theo Chánh án, việc xét xử các hành vi phạm tội liên quan đến quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai tại đô thị vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: việc điều tra, truy tố những người phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai thường khó phát hiện hơn những người phạm tội khác; có nơi còn có biểu hiện sợ mất thành tích, mất cán bộ nên không xử lý, thậm chí che giấu vi phạm...
Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật đất đai và các quy định liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, các quy chuẩn về xây dựng, quy hoạch đô thị còn bất cập, mâu thuẫn; công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai chưa thường xuyên; chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất đai chưa đủ mạnh; công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền còn sơ hở, lỏng lẻo, việc sử dụng đất đai có nơi còn lãng phí.
Cũng liên quan đến đất đai đô thị, báo cáo của Kiểm toán nhà nước về công tác quản lý, sử dụng đất đai (từ năm 2017 đến 2019) cũng chỉ ra vô số sai phạm.
Năm 2017, về giao đất thì đa số không thực hiện đấu thầu dự ánhoặc đấu giá quyền sử dụng đất mà áp dụng ngay hình thức chỉ định nhà đầu tư, theo kiểm toán là vi phạm Luật Đấu thầu và các nghị định liên quan.
Về xác định giá đất, kết quả kiểm toán cho thấy giao đất thực hiện dự án chủ yếu theo hình thức chỉ định nhà đầu tư, không thông qua đấu giánên việc xác định theo các phương pháp hiện hành do địa phương lựa chọn tùy tiện dẫn đến nhiều bất cập, hạn chế, sai sót và làm thất thoát ngân sách nhà nước.
Qua kiểm toán, đối chiếu 329 dự án, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính7.778 tỷ đồng (tăng thu, giảm chi NSNN 3.856 tỷ đồng; kiến nghị các địa phương xem xét xử lý 3.911 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán cũng cho thấy việc xác định giá đất của nhiều dự án còn kéo dài, chưa đảm bảo thời gian các bước theo quy trình, làm chậm thu vào NSNN. Nếu tính toán như phạt chậm nộp về thuế tại 2 địa phương (Hà Nội và Bình Dương) có đủ căn cứ tính thì số tiền phạt chậm nộp do chậm xác định giá đất, chậm phát hành thông báo thu tiền sử dụng đất 1.074 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán công tác quản lý đất trong năm 2018 cho thấy còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi ro lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
Đến 2019 thì vẫn còn tình trạng giao đất không đúng đối tượng hoặc giao đất khi đã có ý kiến chỉ đạo tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự án ; giao đất không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất , đấu giá theo quy định.
Vi phạm được chỉ ra sau kiểm toán còn là chỉ định doanh nghiệplàm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại trong khi doanh nghiệp chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định; cho phép doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang thực hiện Dự án khu đô thị không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất...