当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【bảng xếp hạng azerbaijan】Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; phá băng tín dụng 5 dự án PPP 正文

【bảng xếp hạng azerbaijan】Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài; phá băng tín dụng 5 dự án PPP

2025-01-10 01:25:47 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín 点击:537次

Áp dụng cơ chế thưởng,ơntỷUSDvốnđầutưnướcngoàiphábăngtíndụngdựábảng xếp hạng azerbaijan phạt tiến độ tại dự ánđường cao tốc Bắc - Nam

Việc có được mặt bằng sạch trước khi khởi công sẽ giúp Bộ GTVT triển khai cơ chế thưởng, phạt tiến độ tại các gói thầu xây lắp cao tốc Bắc - Nam sử dụng vốn đầu tưcông.

Việc kiểm soát chất lượng, tiến độ các gói thầu tại Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông luôn được lãnh đạo Bộ GTVT đặc biệt quan tâm. (Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể và lãnh đạo Bộ GTVT kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn).

Đây là thông tin được ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT đưa ra tại cuộc họp báo về công tác triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 được tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay.

Theo thông tin của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ này về việc khởi công xây dựng 3 dự án thành phần gồm đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Phan Thiết – Dầu Giây thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 -2020 vào ngày 30/9.

Đây là các dự án được Quốc hội cho phép chuyển đổi đầu tư từ phương thức PPP sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn NSNN.

Theo kế hoạch, Dự án Mai Sơn - QL45 sẽ được tổ chức khởi công tại Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; Dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết sẽ được tổ chức khởi công tại địa bàn Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; Dự án Phan Thiết - Dầu Giây sẽ được tổ chức tại Xã Hàng Gòn, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.

Ông Đông cho biết, ngay sau khi Quốc hội, Chính phủ có Nghị quyết chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT đã kịp thời thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu các gói thầu thuộc dự án đảm bảo tuân thủ trình tự và quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, pháp luật về đấu thầu.

“Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDA 7, ngay sau khi mở thầu, tập trung đánh giá Hồ sơ dự thầu để lựa chọn được Nhà thầu đáp ứng được yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của hồ sơ mời thầu. Đến thời điểm hiện nay, cả 3 dự án đã đủ điều kiện để khởi công xây dựng theo đúng quy định của pháp luật’, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết.

Trước đó, để đảm bảo tiến độ, ngay thời điểm Chính phủ đề xuất Quốc hội chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư đối với 3 dự án (tháng 5/2020), Bộ GTVT đã chủ động lên kế hoạch, huy động đội ngũ cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm của các cơ quan đơn vị tham mưu, các Ban QLDA tập trung thời gian kể cả ngày nghỉ và ngoài giờ, khẩn trương tiến hành rà soát, chuẩn bị điều chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan; hoạt động này được thực hiện song song, đồng thời với công tác chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 3 dự án đó theo hình thức PPP đã được xác định tại NQ52/2017/QH14.

Được biết, 3 dự án chuyển đổi sang đầu tư công là các đoạn: Mai Sơn - Quốc lộ 45; Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây gồm 13 gói thầu xây lắp. Từ ngày 6/8/2020 đến ngày 14/9/2020, Bộ GTVT đã phát hành 360 bộ HSMT xây lắp cho 13 gói thầu cho 157 nhà thầu; tổng số có 88 nhà thầu xây lắp tham gia nộp hồ sơ dự thầu.

Đến ngày 30/9/2020, Bộ GTVT sẽ hoàn tất đủ thủ tục, điều kiện để khởi công 3 dự án với việc mỗi dự án có một gói thầu xây lắp có nhà thầu thi công. Đối với các gói thầu xây lắp còn lại, Bộ GTVT sẽ phấn đấu lựa chọn xong nhà thầu để có thể triển khai thi công đồng loạt trên toàn tuyến vào cuối tháng 10/2020.

Một điểm rất thuận lợi tại 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam được phép chuyển đổi hình thức đầu tư là công tác GPMB đang được các địa phương thực hiện rất tốt. Tính đến ngày 20/9, Dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 đạt 90,2%, Vĩnh Hảo – Phan Thiết đạt 97,5%, Phan Thiết – Dầu Giây đạt 89% và Bộ GTVT đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương để sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng, đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1244/CĐ – TTg ngày 15/9/2020.

“Việc bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà thầu tiếp cận công trường ngay khi khởi công là một đột phá rất lớn, giúp Bộ GTVT triển khai cơ chế thưởng, phạt tiến độ hợp đồng. Trong trường hợp bị chậm tiến độ do lỗi chủ quan, nhà thầu có thể bị phạt tới 12% giá trị hợp đồng”, ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông khẳng định.

Lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng công trình giao thông cho biết là Bộ GTVT đặc biệt quan tâm tới việc kiểm soát tiến độ, chất lượng công trình ngay từ bước lựa chọn nhà thầu.

Để có thể lựa chọn được các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thi công các dự án trọng điểm quốc gia, có yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiến độ, Bộ GTVT đã phê duyệt hồ sơ mời thầu với các yêu cầu tối thiểu mà các nhà thầu phải đáp ứng. Các tiêu chí này được xây dựng dựa trên Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, Nghị định số 100/2018/NĐ-CP, Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT và các quy định có liên quan cũng như từ thực hiện tại các Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, cầu Mỹ Thuận 2.

Theo đó, để được đánh giá là đạt điểm kỹ thuật, các nhà thầu/liên danh nhà thầu phải đáp ứng yêu cầu về thời gian hoạt động xây dựng công trình giao thông lớn hơn hoặc bằng 5 năm; phải đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự được đánh giá trong vòng 5 năm gần đây, trong đó nhà thầu độc lập hoặc thành viên liên danh phải đáp ứng kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự có giá trị do nhà thầu đảm nhận lớn hơn hoặc bằng 70% phần công việc thực hiện tại gói thầu đang xét. Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá tính đáp ứng về kinh nghiệm căn cứ vào phạm vi công việc, tỷ lệ tham gia của từng thành viên trong liên danh…

Về nguồn lực tài chính, các nhà thầu được yêu cầu phải có xác nhận của tổ chức tín dụng xác nhận có số dư tiền gửi với hạn mức tối thiểu (được xác định theo quy mô gói thầu) và cam kết phong tỏa số tiền này để thực hiện gói thầu đang xét (không xác nhận chung cho gói thầu khác).

Về số lượng thành viên liên danh, hồ sơ mời thầu quy định không quá 3 thành viên trong 1 gói thầu, nhà thầu đứng đầu liên danh phải đảm nhận công việc nhiều nhất và từng thành viên phải đảm nhận lớn hơn hoặc bằng 25% giá trị gói thầu. Các nhà thầu chính được quyền thuê nhà thầu phụ nhưng tỷ lệ giao thầu phụ không quá 30% giá trị hợp đồng và nhà thầu chính phải thực hiện các công việc quan trọng chính yếu của gói thầu (tùy theo tính chất gói thầu để quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.

“Chắc chắn sẽ không có chuyện đưa nhà thầu kém năng lực; bán chuyển nhượng trái phép các khối lượng hợp đồng tại dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông”, ông Lâm khẳng định và thông tin Bộ GTVT đã chủ động phối hợp, cung cấp thông tin cho Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước để cùng tham gia giám sát các dự án ngay từ bước khởi đầu nhằm đưa tuyến cao tốc Bắc – Nam trở thành các dự án kiểu mẫu về chất lượng, tiến độ.

Việc triển khai đúng tiến độ Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, đặc biệt là việc khởi công đúng kế hoạch 03 dự án thành phần được phép chuyển đổi đầu tư từ phương thức PPP sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn NSNN, ngoài việc thực hiện đúng các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ về Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông còn là quyết tâm cao độ của Bộ GTVT để thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. 

Vĩnh Phúc đầu tư nút IC2, IC5 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các Bộ liên quan để phân giao nhiệm vụ đầu tư IC2 và IC5 thuộc Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để UBND tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn ngân sách của địa phương thực hiện đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các Bộ liên quan để phân giao nhiệm vụ đầu tư IC2 và IC5 thuộc Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để UBND tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn ngân sách của địa phương thực hiện đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Xét đề nghị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan về việc đầu tư nút giao IC2, IC5 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, sử dụng ngân sách địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến: Do ngân sách Trung ương còn khó khăn, trong khi thực tế đòi hỏi phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương rất cần thiết. Gần đây nhiều địa phương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư đường quốc lộ đi qua các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để tạo điều kiện cho tỉnh Vĩnh Phúc chủ động đầu tư các dự án nằm trên địa bàn Tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các bộ liên quan để phân giao nhiệm vụ đầu tư IC2 và IC5 thuộc Dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để UBND tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng vốn ngân sách của địa phương thực hiện đầu tư theo đúng quy định pháp luật.

Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Tính đến ngày 20/9/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính đến ngày 20/9/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, có 1.947 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, (giảm 29,4% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD (giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019).

Bên cạnh đó, có có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 23% so với cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD (tăng 6,8% so với cùng kỳ).

Ngoài ra, còn có 5.172 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 20,5% so với cùng kỳ), với tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD (bằng 55,1% so với cùng kỳ).

Như vậy, cả vốn đầu tư mới, tăng thêm và đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đã đều giảm so với cùng kỳ.

Thậm chí, vốn giải ngân cũng trong tình trạng tương tự. Số liệu cho thấy, 9 tháng, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,76 tỷ USD, bằng 96,8% so với cùng kỳ năm 2019.

“Làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đã có tác động không nhỏ tới dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào nước ta trong thời gian gần đây”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt và vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Nắm bắt được xu thế đó, trong thời gian gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trực tuyến như  Hội nghị trực tuyến “Việt Nam - ngôi sao đang lên” nằm trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động tập trung vào ASEAN của Ngân hàngStandard Chartered. Và mới đây, là Hội nghị Xúc tiến đầu tư trực tuyến Việt Nam - Singapore.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù hàng nghìn chuyên gia đã được hỗ trợ để nhập cảnh, nhưng vẫn còn số lượng lớn chuyên gia chưa vào được Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án.

Chính vì vậy, số dự án mới, điều chỉnh vốn và cả số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm so với cùng kỳ.

Kết quả trên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tuy giảm sút so với cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

Quay trở lại với diễn biến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đạt gần 9,9 tỷ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2, với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỷ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 3,2 tỷ USD và 1,3 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.

9 tháng qua, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,77 tỷ USD, chiếm 32% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,17 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan… 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Hà Nội phải chủ động, đổi mới tư duy và có tầm nhìn chiến lược

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trong cuộc làm việc với Thành ủy Hà Nội. Đây là cách để Hà Nội phát huy hết tiềm năng, lợi thế và bứt phá.

Một thông tin quan trọng được Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tại cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng vào chiều ngày 24/9, đó là trong nhiệm kỳ vừa qua, Hà Nội đã hoàn thành đạt và vượt 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố đề ra. Trong đó, có 4 chỉ tiêu vượt, 3 chỉ tiêu về đích sớm 2 năm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Hà Nội phải tập trung xây dựng quy hoạch với tầm nhìn chiến lược.

Trong khi đó, về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, từ nay đến cuối năm 2020, Hà Nội phải tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc, quyết tâm đạt mức tăng trưởng GRDP ít nhất cao gấp 1,3 lần tăng trưởng GDP cả nước. Đồng thời, hoàn thành dự toán thu ngân sách của năm nay.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng phải chuẩn bị kế hoạch tài chính, Kế hoạch Phát triển kinh tế năm 2021, Kế hoạch 5 năm 2021-2025, kế hoạch đầu tư công trung hạn và năm 2021, làm sao đảm bảo tính khả thi…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đánh giá cao kết quả mà Hà Nội đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, nhất là khi diện mạo Thủ đô đã có nhiều thay đổi, văn minh, hiện đại và phát triển năng động; tuy dân số chỉ chiếm 8,26% cả nước nhưng lại đóng góp 17% GDP, 19% ngân sách của cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài 2 năm liền dẫn đầu cả nước…

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, bên cạnh những thành tựu, thì kinh tế - xã hội Hà Nội vẫn còn một số thách thức. Chẳng hạn, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được bước đột phá, chưa có nhiều sản phẩm đột phá, khu vực tư nhân chưa trở thành động lực dẫn dắt kinh tế Thủ đô, còn thiếu vắng các dự án mang tính động lực, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo chưa xứng với tiềm năng…

Đặc biệt, Bộ trưởng cho rằng, một trong những hạn chế lớn khác của Hà nội chính là giao thông quá tải, luôn xảy ra tình trạng ách tắc. “Đây là vấn đề cần lưu tâm, bởi đây không chỉ là vấn đề của giao thông, mà là vấn đề của quy hoạch, của phát triển kinh tế. Nếu xử lý sớm được vấn đề, thì phí tổn sẽ ít hơn”, Bộ trưởng nói và nhấn mạnh, điều quan trọng hiện nay là Hà Nội phải sớm xây dựng được quy hoạch phát triển cho giai đoạn tới theo phương pháp tích hợp.

“Hà Nội không thể so với các địa phương khác mà phải so với Hồng Kông, Thượng Hải, Singapore… Tầm nhìn quy hoạch của Hà Nội phải mạnh mẽ, đột phá như thế”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và nhấn mạnh 3 điểm mấu chốt mà Hà Nội cần quan tâm.

Đó là phải chủ đông, đổi mới tư duy và có tầm nhìn chiến lược. “Chỉ như thế Hà Nội mới phát huy hết được tiềm năng, lợi thế của mình. Phải nghĩ lớn, làm lớn để thay đổi và quyết định tương lai của mình”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, xây dựng quy hoạch chính là vấn đề “đại sự” của Thành phố. Vì thế, Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo UBND Thành phố phải sớm thành lập ban chỉ đạo, thuê tư vấn trong và ngoài nước để lập quy hoạch.

Hai bên ký biên bản ghi nhớ tiếp tục hợp tác.

Hiện tại, Hà Nội là 1 trong 10 địa phương chưa hoàn thành Nhiệm vụ lập quy hoạch. Trong khi đó các địa phương còn lại đã được thẩm định và thông qua Nhiệm vụ lập quy hoạch, để bắt tay vào lập quy hoạch.

Phát biểu tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, Hà Nội nên tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ sinh học, kinh tế số, y tế…

Đồng thời, nghiên cứu và phát triển các mô hình mới, như thành phố trong thành phố, thành phố thông minh, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm…

“Hà Nội có đủ điều kiện để trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước, bởi tập trung rất nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, nhân lực chất lượng cao”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói và cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được giao xây dựng và phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) ở Hòa Lạc (Hà Nội).

Trung tâm này, theo Bộ trưởng, là để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đổi mới sáng tạo hiện được coi là một đột phá chiến lược mới của nền kinh tế.

“Đây là trung tâm của quốc gia nhưng đặt tại Hà Nội, vì thế cũng là của Hà Nội và cho Hà Nội. Hiện mới chỉ có duy nhất NIC là được thành lập bằng một nghị định riêng, với các thể chế, chính sách đột phá, vượt trội. Vì vậy, nếu Hà Nội có thể kết nối được với NIC thì rất tốt”, Bộ trưởng nói.

Ủng hộ kế hoạch phát triển NIC, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã giao UBND Thành phố làm việc trực tiếp để kết nối và tạo thuận lợi cho việc phát triển trung tâm này tại Hòa Lạc.

“Hà Nội cũng sẵn sàng là nơi thử nghiệm các cơ chế, chính sách mới, trước mắt là những cơ chế mới như salbox, phát triển fintech, kinh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn, salbox...”, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nói.

Kết thúc buổi làm việc, Ban Cán sự Đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thành ủy Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác.

Hai bên thống nhất trước mắt phối hợp, hợp tác trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn tới, xây dựng quy hoạch, xúc tiến đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng… 

Vĩnh Phúc: Đầu tư hạ tầng, cải cách hành chính để thu hút đầu tư

Vĩnh Phúc đang nỗ lực hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Khu công nghiệp Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) - điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đại dịch Covid-19 đã tác động rõ rệt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, làm gián đoạn hoạt động của các doanh nghiệpcũng như kế hoạch của các nhà đầu tư nước ngoài. Hàng loạt công ty phải sa thải nhân viên do thiếu đơn hàng, khiến doanh thu và lợi nhuận lao dốc. Các doanh nghiệp khác đã phải đối phó với tình trạng thiếu chuyên gia và nhân viên lành nghề do chính sách đình chỉ nhập cảnh từ nước ngoài của Việt Nam.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh cũng có sự suy giảm do tác động của dịch bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tỉnh đã làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 12 dự án mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 101,83 triệu USD, bằng 26% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 31% kế hoạch năm.

Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chuẩn bị đón đầu tư mới sau đại dịch, lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc đã giao các sở, ngành liên quan triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đáng chú ý, tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của họ. Bên cạnh đó, tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc giảm lãi vay, giãn thời hạn trả nợ, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất…

Ngoài ra, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư bằng cách tháo gỡ nút thắt thủ tục hành chính cho các dự án đăng ký mới, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thông qua việc đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng...

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 18 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 5.228 ha được phê duyệt, trong đó có 9 KCN đã được thành lập, cấp giấy chứng nhận đầu tư  như KCN Kim Hoa, KCN Bình Xuyên II (giai đoạn I), KCN Thăng Long Vĩnh Phúc… Tổng diện tích quy hoạch của 9 KCN này là 1.843,38 ha, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất đã giải phóng mặt bằng đạt 62,7%.

Để tiếp tục thúc đẩy các KCN phát triển bền vững, tạo và chủ động quỹ đất để thu hút đầu tư trong những năm tiếp theo, tỉnh đang tích cực đồng hành cùng nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn và sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính cũng như hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đảm bảo cho các nhà đầu tư muốn thành lập hoặc mở rộng hoạt động tại Vĩnh Phúc, đồng thời cũng đang quan tâm phát triển các dự án khu đô thị, chung cư để tạo chỗ ở ổn định cho công nhân và chuyên gia, trong đó có các dự án chung cư bình dân.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Cục Xúc tiến đầu tư tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư trực tuyến đảm bảo tuân thủ chính sách giãn cách xã hội. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục giảm thời gian cho các nhà đầu tư làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh qua mạng, công bố các thủ tục hành chính cũng như quy hoạch của tỉnh để đảm bảo minh bạch, đầy đủ. Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã nhận được sự khen ngợi đặc biệt về công tác đào tạo, cung cấp lực lượng lao động, duy trì ổn định của xã hội, đặc biệt là vai trò tiên phong của chính quyền địa phương. Tất cả những yếu tố này đã giúp Vĩnh Phúc tạo lòng tin và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp lớn trong nước và thế giới, đặc biệt là doanh nghiệp đến từ châu Âu và châu Mỹ, rất quan tâm đến Vĩnh Phúc. Có thể kể đến Tập đoàn Piaggio (Italia) có 2 nhà máy trên địa bàn tỉnh; De Heus - tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao của châu Âu - là một trong 5 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp của Vĩnh Phúc và cả nước.

Đặc biệt, nhiều tập đoàn toàn cầu như Toyota, Honda, Daewoo, Sumitomo đã đầu tư vào Vĩnh Phúc, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ gia công, chế tạo, lắp ráp điện tử và hạ tầng khu công nghiệp.

Quảng Ninh: Thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên

Ngày 24/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 29/2020/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Quyết định có hiệu lực từ 15/11/2020.

Ảnh minh họa về Khu kinh tế ven biển Quảng Yên trong tương lai. Nguồn: Quảng Ninh Portal.

Theo đó, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 13.303 ha, bao gồm: Khu đô thị phức hợp, công nghiệp, công nghệ cao tại Thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, có diện tích 6.403,7 ha (Uông Bí: 2,551 ha, thuộc 5 phường Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung và Trưng Vương; Quảng Yên: 3,852,7 ha, thuộc 8 xã, phường: Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Yên Giang, Tân An, Hoàng Tân); Khu dịch vụ biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc thuộc Quảng Yên, với diện tích 6.899,3 ha, thuộc 7 phường, xã: Nam Hòa, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong, Liên Vị và Liên Hoà.

Mục tiêu chủ yếu của Khu kinh tế ven biển Quảng Yên là khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như: Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Thái Bình nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của từng khu kinh tế, xây dựng mối liên kết về phát triến kinh tế - xã hội giữa các khu kinh tế với khu vực lần cận. Kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.

Xây dựng và phát triển Khu kinh tế ven biển Quảng Yên thành khu kinh tế ven biển đa ngành, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại, thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Tạo môi trường sống hiện đại thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trung tâm nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.

Hoạt động, cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý đối với  Khu kinh tế ven biển Quảng Yên thực hiện theo pháp luật quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế, pháp luật về đầu tư và các văn bản pháp luật liên quan. Lộ trình xây dựng Khu kinh tế này được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I là từ năm 2020-2021, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho dự án trong khu kinh tế. Giai đoạn II từ năm 2021-2025, tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và các khu chức năng của khu kinh tế. Giai đoạn III là từ năm 2026-2035 sẽ đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng của toàn khu và từng bước hình thành đô thị thông minh.

Nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp DEEP C đã đón đầu việc thành lập khu kinh tế ven biển Quảng Yên từ năm 2014 bằng việc đầu tư dự án Khu công nghiệp Nam Tiền Phong tại khu vực Đầm Nhà Mạc.

Cùng ngày, Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1453/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020. Trong đó sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008, cụ thể: Bổ sung Khu kinh tế ven biển Quảng Yên (Quảng Ninh), Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quảng Trị), Khu kinh tế ven biển Thái Bình (Thái Bình) và Khu kinh tế Ninh Cơ (Nam Định) vào Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020".

Thời điểm bổ sung Khu kinh tế ven biển Quảng Yên vào hệ thống khu kinh tế thực hiện theo văn bản số 604/TTg-CN ngày 22/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Bình Định: "Tuyển" nhà đầu tư cho dự án khu dân cư nghìn tỷ

Bình Định đang có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm, đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư Ánh Việt hơn 1.300 tỷ đồng.

Thông tin trên được Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư Bình Định Nguyễn Bay cho biết, dự án sẽ được thực hiện tại quốc lộ 1D, thuộc phường Quang Trung, TP Quy Nhơn.

Một góc TP Quy Nhơn

Mục tiêu đầu tư của dự án là cụ thể hóa quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đối với 12 phường nội thành, TP Quy Nhơn.

Dự án sẽ xây dựng mới một khu dân cư hiện đại về không gian, kiến trúc, cảnh quan; đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; hình thành các công trình nhà ở với kiến trúc và kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội hiện nay và trong tương lai.

Khai thác triệt để quỹ đất hiện có, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng có nhu cầu về đất ở và nhà ở, góp phần hoàn thành chương trình phát triển đô thị TP Quy Nhơn, chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Định.

Quy mô đầu tư của dự án là đầu tư xây dựng khu dân cư với diện tích khoảng 3,288 ha bao gồm các công trình: Khu nhà ở thấp tầng (liên kế) khoảng 140 căn, xây dựng nhà chung cư thương mại với quy mô khoảng 15 tầng, 480 căn đồng bộ các chỉ tiêu về quy hoạch, kiến trúc và hiện đại; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường giao thông nội bộ, hạ tầng kỹ thuật, công viên cây xanh; xây dựng các công trình dịch vụ xã hội đô thị đảm bảo cung cấp các tiện ích thiết yếu cho cư dân trong và ngoài khu dân cư.

Tổng mức đầu tư tối thiểu 1.359 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động dự án 50 năm. Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện từ 24/9 - 26/10. Tiến độ đầu tư dự án Khu dân cư Ánh Việt trong giai đoạn từ 2020 – 2025

Hải Phòng điều chỉnh mức đầu tư dự án đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 lên 2.053 tỷ đồng

Tổng mức đầu tư của dự án đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 được điều chỉnh từ 1.405 tỷ đồng lên 2.053 tỷ đồng và thời gian thực hiện kéo dài từ năm 2018 - 2021.

Toàn bộ tuyến đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 nhìn từ trên cao. Ảnh: Hồng Phong

UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Quyết định số 2911/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng đường trục Hồ Sen - Cầu Rào 2, đoạn từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con. Theo đó, thành phố điều chỉnh chủ đầu tư từ Ban Quản lý các dự án cầu Hải Phòng sang Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng.

Đồng thời, bổ sung quy mô đầu tư xây dựng, mở rộng mặt đường, hè đoạn từ đường Chợ Con đến đường Tô Hiệu đạt tiêu chuẩn đường trục chính đô thị cấp thứ yếu theo TCXDVN 104: 2007. Đường đô thị với bề rộng làn đường rộng 32,5m, mặt đường rộng 22,5m, gồm 4 làn xe cơ giới (4x3,75m), 2 làn xe hỗn hợp (2x3,25m), dải an toàn 2x0,5m; hè đường hai bên (2x5,0m). Kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên đoạn tuyến, gồm: thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, tuynel kỹ thuật...

Ngoài ra, thành phố Hải Phòng cũng điều chỉnh diện tích đất tăng thêm 0,86ha, nâng tổng diện tích sử dụng đất của toàn bộ dự án là 11,58ha. Tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng thêm 647 tỷ đồng, từ 1.405 tỷ lên 2.053 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án được điều chỉnh từ 2018 - 2020 sang 2018 - 2021.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các công trình giao thông Hải Phòng, tuyến đường trục từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con có chiều dài 1,6 km, đi qua địa phận 4 phường: Trại Cau, Dư Hàng, Hàng Kênh, Dư Hàng Kênh. Tổng diện tích thu hồi đất là 59.254,5m2 của 5 tổ chức và 470 hộ dân. Đến thời điểm này, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã cơ bản hoàn thành. 466/470 hộ dân đã chấp thuận di dời. Trong đó, gần 100 hộ phường Dư Hàng Kênh vẫn bàn giao mặt bằng để Dự án triển khai đúng tiến độ. Mới đây, một số hộ dân tại ngách 17/93/152 Chợ Hàng đã đồng loạt bàn giao diện tích đất ở, giúp quận cơ bản giải phóng mặt bằng thông toàn tuyến từ nút giao thông Nguyễn Văn Linh đến ngã ba Chợ Con để chủ đầu tư thi công Dự án.

Dự kiến, tuyến đường trục từ nút giao Nguyễn Văn Linh đến ngã 3 đường Chợ Con sẽ được thông tuyến trước ngày 10/10 để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Sen – Cầu Rào 2 được triển khai từ năm 2018 nhằm xây dựng tuyến đường trục giao thông kết nối khu vực trung tâm thành phố với Quốc lộ 5, đường Phạm Văn Đồng và khu vực phía nam thành phố, là cửa ngõ chính của thành phố thông thương đi các tỉnh và cả nước theo các trục đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đường cao tốc ven biển.

Dự án góp phần hoàn chỉnh mạng lưới hạ tầng giao thông, giảm lưu lượng giao thông cho tuyến đường Cầu Đất - Lạch Tray - Cầu Rào 1, phát huy hiệu quả khai thác Cầu Rào 2. Từng bước giải quyết các vấn đề cấp bách về giao thông đô thị cho người và phương tiện lưu thông qua nút giao Nguyễn Văn Linh - Cầu Rào 2.

Vingroup khởi công khu A Khu du lịch, dịch vụ, đô thị ven biển Quang Hanh

Sáng 24/9/2020, Tập đoàn Vingroup đã tiến hành khởi công khu A gần 3.000 tỷ đồng thuộc dự án Khu du lịch, dịch vụ, đô thị ven biển Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Các đại biểu bấm nút khởi công Khu A dự án Khu du lịch, dịch vụ, đô thị ven biển Quang Hanh gần 3.000 tỷ đồng

Dự án Khu du lịch, dịch vụ, đô thị ven biển Quang Hanh được quy hoạch trên tổng diện tích 162,17ha, nằm ngay tuyến đường bao biển huyết mạch nối liền Hạ Long - Cẩm Phả với tầm nhìn ra Vịnh Bái Tử Long.

Vị trí dự án còn nằm trong khu vực có nguồn suối khoáng nóng quý giá của Thành phố Cẩm Phả. Những yếu tố này đã giúp dự án hội tụ “tất cả trong một” mọi tinh hoa của núi rừng và biển cả để trở thành khu đô thị và “thiên đường nghỉ dưỡng” hàng đầu Đông Nam Á.

Được khởi công đầu tiên và tạo tiền đề cho dự án chính là Khu A của dự án có tổng diện tích khoảng 32,2 ha với tổng mức đầu tư hơn 2.930 tỷ đồng. Sau khi hoàn thiện, Khu A sẽ bao gồm hệ thống nhà phố thương mại, dịch vụ công cộng và trường học nhằm bước đầu tạo nên sự sầm uất và thu hút giao thương cho đô thị mới này.

Khu vực trung tâm của dự án sẽ là khu dịch vụ suối khoáng nóng kết hợp công viên nước với các tiện ích thư giãn – giải trí hiện đại hàng đầu Việt Nam. Dựa trên việc tìm kiếm, khai thác nguồn suối khoáng tự nhiên đặc biệt tốt cho sức khỏe, cộng với không gian xanh ôm trọn núi, khu dịch vụ sẽ bao gồm các bể tắm khoáng trong nhà – ngoài trời theo phong cách Nhật Bản, khu xông hơi, khu tắm bùn, khu dịch vụ trị liệu và nhà hàng. Các gia đình đến đây còn có thể vui chơi tại khu công viên nước với nhiều hoạt động giải trí năng động, sôi nổi.

Ở khu vực phía Tây, Tập đoàn Vingroup sẽ triển khai xây dựng tổ hợp khách sạn, khu vui chơi kết hợp với hệ thống bến thuyền du lịch. Ở vị trí “tọa núi hướng biển”, trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp này sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị nhất cho các du khách muốn chiêm ngưỡng cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ trên Vịnh Bái Tử Long.

Điểm nổi bật của quần thể là các khu biệt thự cao cấp nằm trên các hòn đảo biệt lập và các biệt thự ven biển ôm xung quanh các hòn đảo hòa với thiên nhiên. Đặc biệt, lấy cảm hứng từ những thiên đường nghỉ dưỡng nổi tiếng thế giới, Vingroup sẽ xây dựng các biệt thự cao cấp nổi giữa vịnh Bái Tử Long, được bố trí theo hình sao biển.

Ngoài ra, Vingroup cũng sẽ đầu tư lớn cho hệ thống cây xanh, quảng trường, đường xá, cơ sở hạ tầng dịch vụ đẩy đủ với mục tiêu tạo dựng một khu du lịch, dịch vụ, đô thị chất lượng cao. Dự án Khu du lịch – dịch vụ - đô thị ven biển Quang Hanh dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2023.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết: “Tập đoàn Vingroup sẽ tận dụng những lợi thế để tổ chức không gian cảnh quan đẹp, hiện đại, phù hợp với địa hình trong khu vực, tạo nên một trung tâm kinh tế - du lịch tiêu chuẩn quốc tế, thu hút khách trong và ngoài nước, từ đó góp phần vào sự phát triển và công cuộc hiện đại hóa đô thị thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung”.

Khẳng định về ý nghĩa của dự án đối với sự phát triển của Quảng Ninh nói chung và Cẩm Phả nói riêng, ông Cao Tường Huy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: “Dự án này góp phần giúp thành phố Cẩm Phả nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung chuyển đổi mô hình kinh tế từ nâu sang xanh; góp phần thay đổi diện mạo đô thị thành phố Cẩm Phả, thúc đẩy Quảng Ninh phát triển theo hướng xanh, văn minh, hiện đại”.

Hoàn thành dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi phục vụ người dân dịp Tết 

Báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (TCT Cửu Long) cho biết, dự án đến nay đã được bố trí đủ nhu cầu kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) là hơn 1.145 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện toàn dự án đến nay đạt hơn 90%. Về công tác giải ngân, kế hoạch vốn năm 2020 là 1.207 tỷ đồng, hiện đã giải ngân 636,8 tỷ đồng (đạt 52,7%). Lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến nay đạt 4.033 tỷ đồng, trong đó vốn ODA đạt 2.648 tỷ đồng và vốn đối ứng đạt 1.385 tỷ đồng.

Dự án hiện còn một số khó khăn như công tác GPMB cục bộ một số vị trí vẫn chưa bào giao cho đơn vị thi công; năng lực nhà thầu không đáp ứng yêu cầu “đẩy nhanh tiến độ”; do mặt đường láng nhựa 3 lớp nên không thể kẻ sơn ngay mà phải chờ một thời gian để đảm bảo mặt đường nổi nhựa, nên việc kẻ sơn đường chưa thể thực hiện được nếu điều kiện thông xe trước 31/12 năm nay…

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho rằng, dự án đến nay đã tương đối hoàn chỉnh, đề nghị nhà thầu cố gắng hoàn chỉnh gói thầu CW1, để cơ bản đến 30/9 hoàn chỉnh thông trục đường chính. TCT Cửu Long, đơn vị tư vấn và nhà thầu rà soát lại các hạng mục phụ như về an toàn giao thông, dải phân cách, hàng rào…, hoàn chỉnh để khi kết thúc thời hạn hợp đồng (31/12/2020) là không gia hạn nữa. Về phần vốn 1.207 tỷ đồng của năm 2020, các đơn vị nếu không hoàn chỉnh các thủ tục để xong trước 30/12/2020 thì không thanh toán được tiền.

 “Lúc đó nhà thầu phải chịu trách nhiệm, Chính phủ và Bộ GTVT không chịu trách nhiệm vì chúng tôi đã gia hạn hợp đồng rồi, tiền đã cấp đủ rồi” – ông Nhật lưu ý.

Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng đề nghị phía địa phương là TP. Cần Thơ ủng hộ, quyết liệt trong công tác GPMB để bàn giao hoàn toàn mặt bằng cho dự án hoàn thành. “Biết rằng địa phương nhiều việc, nhưng đây là dự án trọng điểm quốc gia nên mong rằng địa phương quan tâm dành thời gian cho… Tuyến đường này phải thông xe kỹ thuật, đảm bảo an toàn để phục vụ Tết Nguyên đán, thậm chí là Tết Dương lịch”, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh.

Dự án Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có tổng mức đầu tư điều chỉnh là 6.355 tỷ đồng (giảm 338,4 tỷ đồng so với ban đầu) từ nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc (200 triệu USD, tương đương 4.549 tỷ đồng) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (1.806 tỷ đồng).

Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư, TCT Cửu Long quản lý và điều hành, khởi công ngày 17/1/2016. Toàn tuyến dài hơn 51km, quy mô ban đầu 2 làn xe, năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận mở rộng thành 4 làn xe và sau đó được cho phép lên 6 làn theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc 100km/giờ.

Điểm đầu dự án là Km2+104,11 kết nối với đường dẫn cầu Vàm Cống (Cần Thơ); điểm cuối là Km53+553,75 kết nối với dự án tuyến tránh Rạch Giá (Kiên Giang) thuộc dự án đường hành lang ven biển phía Nam. Theo đề xuất của TCT Cửu Long, tuyến đường này sẽ được đặt tên là đường N2B.

Phê duyệt kế hoạch đấu thầu 16 gói thầu cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Trong số 16 gói thầu thuộc Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ vừa được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, có 3 gói thầu xây lắp quy mô 700 tỷ đồng - 1.300 tỷ đồng.

Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1 hiện đã được Quốc hội, Chính phủ bố trí đầy đủ kinh phí triển khai.

Dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1 hiện đã được Quốc hội, Chính phủ bố trí đầy đủ kinh phí triển khai.

Theo đó, có 16 gói thầu thuộc Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ gồm 3 gói thầu xây lắp; 1 gói thầu cung cấp thiết bị; 9 gói thầu tư vấn; 3 gói thầu phi tư vấn sẽ được triển khai đấu thầu trong thời gian từ quý III/2020 đến quý II/2021

Bộ Giao thông - Vận tải giao Tổng công ty Cửu Long có trách nhiệm căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung được duyệt tổ chức thực hiện theo đúng quy định và tổ chức lựa chọn nhà thầu tuân thủ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan; đảm bảo lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân, đáp ứng điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Các gói thầu nói trên đều được sử dụng vốn ngân sách nhà nước và giá các gói thầu bao gồm thuế VAT và chí dự phòng 10% (đối với các gói thầu xây lắp) trên cơ sở tổng mức đầu tư được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt vào tháng 6/2020.

Dự án xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có điểm đầu tại Km107+363,08 - kết nối với dự án cầu Mỹ Thuận 2 thuộc địa phận TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; điểm cuối tại Km 130+337 (nút giao Chà Và, kết nối Quốc lộ 1 hiện hữu) thuộc địa phận TX. Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; tổng chiều dài tuyến là 22,97 km.

Tuyến đường thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100 km/h; mặt cắt ngang giai đoạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn đường cao tốc 6 làn xe; mặt cắt ngang giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Với quy mô đầu tư nói trên, tổng mức đầu tư Dự án 4.827,32 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.891,51 tỷ đồng,sử dụng 100% vốn ngân sách Trung ương theo Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Đầu tư công.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, giai đoạn 1:

TT

Tên gói thầu

Giá gói thầu (triệu đồng)

Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

Loại hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng

I

Các gói thầu Xây lắp

 

 

 

 

1

Gói thầu XL-01: Xây dựng đoạn tuyến Km107+363,08 - Km113+500 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công)

838.000

Đấu thầu rộng rãi trong nước/01 giai đoạn, 02 túi hồ sơ

Từ Quý III-IV/2020

Phần khảo sát: Đơn giá cố định; Thiết kế BVTC: Trọn gói; Xây lắp: Đơn giá điều chỉnh

24 tháng

2

Gói thầu XL-02: Xây dựng đoạn tuyến Km113+500 - Km120+500 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công)

763.000

Đấu thầu rộng rãi trong nước/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ

Từ Quý III-IV/2020

24 tháng

3

Gói thầu XL-03: Xây dựng đoạn tuyến Km120+500 - Km130+337 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công)

1.356.000

Đấu thầu rộng rãi trong nước/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ

Từ Quý III-IV/2020

24 tháng

4

Gói thầu: Cung cấp, lắp đặt hệ thống giao thông thông minh (ITS)

130.400

Đấu thầu rộng rãi trong nước/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ

Từ Quý II/2021

Đơn giá điều chỉnh

12 tháng

II

Các gói thầu tư vấn

 

 

 

 

1

Gói thầu TV-07: Tư vấn giám sát xây dựng đoạn tuyến Km107+363,08 - Km113+500

7.564

Đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Qúy III-IV/2020

Trọn gói

Theo tiến độ gói thầu xây lắp + Thời gian bảo hành công trình

2

Gói thầu TV-08: Tư vấn giám sát xây dựng đoạn tuyến Km113+500 - Km120+500

6.942

Đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Qúy III-IV/2020

Trọn gói

Theo tiến độ gói thầu xây lắp + Thời gian bảo hành công trình

3

Gói thầu TV-09: Tư vấn giám sát xây dựng đoạn tuyến Km120+500 - Km130+337

9.348

Đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Quý III-IV/2020

Trọn gói

Theo tiến độ gói thầu xây lắp + Thời gian bảo hành công trình

4

Gói thầu TV-10: Tư vấn thẩm tra ATGT trước khi đưa công trình vào khai thác

495

Chỉ định thầu rút gọn

Từ Quý III/2022

Trọn gói

03 tháng

5

Gói thầu TV-11: Tư vấn kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

4.300

Đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Quý III/2022

Trọn gói

06 tháng

6

Gói thầu TV-12: Tư vấn quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công

2.300

Đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Quý IV/2020

Trọn gói

Theo tiến độ thi công các gói thầu xây lắp

7

Gói thầu TV-13: Tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán hệ thống giao thông thông minh (ITS)

3.000

Đấu thầu rộng rãi trong nước/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Quý I/2021

Phần TKKT, lập dự toán: Trọn gói; Phần khảo sát: Đơn giá cố định

04 tháng

8

Gói thầu TV-14: Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật, dự toán hệ thống giao thông thông minh (ITS)

200

Chỉ định thầu rút gọn

Từ Quý I/2021

Trọn gói

02 tháng

9

Gói thầu TV-15: Tư vấn giám sát thi công lắp đặt hệ thống giao thông thông minh (ITS)

2.231

Đấu thầu rộng rãi trong nước, qua mạng/1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ (không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn)

Từ Quý II/2021

Trọn gói

Theo tiến độ gói thầu thiết bị + Thời gian bảo hành công trình

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------