【chuyển nhượng tottenham】Từng ngành, từng lĩnh vực nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%
Chiều 12/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có cuộc họp với các bộ, ngành, hiệp hội, DN về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu này, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của từng ngành, từng lĩnh vực, từng DN.
Cụ thể, phải tiếp tục thực hiện các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Cùng với đó, cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, các bộ, ngành, địa phương phải tập trung chỉ đạo rà soát mục tiêu, kế hoạch theo ngành, lĩnh vực quản lý. Các tập đoàn, tổng công ty, DN thuộc mọi thành phần kinh tế cần chủ động xây dựng các kịch bản trên cơ sở điều kiện thực tế, năng lực DN để điều chỉnh kế hoạch, khuyến khích các sản phẩm, dịch vụ có nhiều thế mạnh, có thị trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Bộ Công Thương tiếp tục rà soát lại kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của từng ngành, lĩnh vực, sản phẩm theo từng tháng, từng quý và cả năm 2017 để xem sản phẩm nào, lĩnh vực nào có dư địa tốt để thúc đẩy tăng trưởng cao hơn, cùng với đó phải dự báo tình hình tăng trưởng cho từng ngành, sản phẩm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng nhấn mạnh yêu cầu mở rộng thị trường, lấy thị trường trong nước làm ưu tiên, thị trường quốc tế làm đích đến, để đổi mới sản phẩm, nâng cao năng suất, tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với một số ngành, lĩnh vực sản xuất cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo rà soát, nâng cao hiệu quả, sản lượng các lĩnh vực khai khoáng, đặc biệt là dầu khí, than.
Ngành may mặc, giày da, túi xách cần được ưu tiên hỗ trợ phát triển do đã đạt tỉ lệ nội địa hoá cao, có nhiều lợi thế như trình độ lao động, quy mô sản xuất, thị trường cho sản phẩm. Ngành công nghiệp ô tô cần được khuyến khích để tăng tỉ lệ nội địa hoá, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử cũng cần được ưu tiên hơn.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, tái cấu trúc ngành, sản phẩm để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn chế thấp nhất hậu quả của thiên tai, với mục tiêu đạt phương án tăng trưởng cao nhất.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị cần có các cơ chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư xây dựng, tháo gỡ khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng giao thông (đường cao tốc, cảng biển…), các dự án điện; lọc hóa dầu…
“Trong điều kiện hiện nay, cần có cơ chế huy động hiệu quả hơn các nguồn vốn xã hội, khuyến khích các hình thức hợp tác công-tư trong đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động làm việc với các bộ, các ngành, các địa phương, các DN lớn để xác định từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó đề ra kế hoạch thực hiện, bảo đảm thực hiện tăng trưởng từng ngành, từng lĩnh vực, sản phẩm.