发布时间:2025-01-10 20:27:23 来源:88Point 作者:Cúp C2
Ai có lợi thế tranh giành thị phần?
Tháng 12/2023, ứng dụng giao đồ ăn Baemin chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam sau khi lỗ lũy kế hơn 4.000 tỷ đồng trong 3 năm gần nhất, theo số liệu của Vietdata. Với việc rời bỏ thị trường Việt Nam, thị phần của Baemin rơi vào tay hai đối thủ lớn nhất là Grab và ShopeeFood.
Trong năm ngoái, thị phần giao đồ ăn của Grab đã tăng khoảng 2% tại Việt Nam, từ 45% lên 47%. Còn với ShopeeFood, hãng này cũng hưởng lợi khi thị phần giao đồ ăn tăng từ 41% lên 45% trong năm 2023.
Về hiệu quả kinh doanh, GrabFood ghi nhận doanh thu thuần áp đảo so với ShopeeFood tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022.
Cụ thể, dữ liệu từ Vietdata cho thấy, doanh thu thuần năm 2020 và 2021 của GrabFood biến động không đáng kể và đạt khoảng 3.500 tỷ đồng, để rồi tăng mạnh trong năm 2022 lên gần 7.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế của GrabFood liên tục có biến động mạnh. Năm 2020 lãi hơn 300 tỷ đồng, năm 2021 giảm gần 230% và quay lại có lãi năm 2022 là khoảng 210 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu ShopeeFood năm 2020 đạt khoảng 850 tỷ đồng, tăng hơn 40% năm 2021, tiếp tục tăng gần 70% năm kế tiếp đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, theo Vietdata.
Khác với GrabFood, lợi nhuận sau thuế của ShopeeFood liên tục được cải thiện qua các năm, từ lỗ khoảng 1.500 tỷ đồng trong năm 2020, giảm xuống chỉ còn lỗ khoảng 600 tỷ đồng trong 2021, và tới năm 2022 còn lỗ 200 tỷ đồng.
Việt Nam là thị trường tiềm năng
Một nghiên cứu của Statista đưa ra nhận định, với quy mô dân số nằm trong tốp đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang cho thấy nhiều tiềm năng để phát triển thị trường giao đồ ăn trực tuyến.
Năm 2023, tại Việt Nam số lượng đơn đặt hàng thông qua các nền tảng giao đồ ăn tiếp tục tăng mạnh, có khoảng hơn 12 triệu người đã tiến hành đặt giao đồ ăn.
Ước tính bình quân doanh thu trên đầu người năm 2023 là 39,66 USD. Nhóm ngành này dự kiến sẽ tăng trưởng 19,1% so với cùng kỳ năm trước, và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2023 - 2027 sẽ đạt khoảng 5,48%.
Ông Jianggan Li - nhà sáng lập Momentum Works nhận định: “Với nhu cầu F&B tăng mạnh, tỷ lệ thâm nhập dịch vụ giao đồ ăn thấp, các nền tảng giao đồ ăn trong khu vực có rất nhiều dư địa để phát triển”.
Thị trường giao đồ ăn của Việt Nam luôn được đánh giá là nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt cùng kỳ vọng cao từ người tiêu dùng khiến thị trường này phải đối mặt với thách thức lớn nhất hiện nay, đó là sự phát triển bền vững.
Trước đây thị trường này được thúc đẩy chủ yếu bởi sự cạnh tranh mã khuyến mãi giữa các ứng dụng. Việc đầu tư vào mã khuyến mãi giúp các ứng dụng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, có lượng người sử dụng đông đảo hơn và nâng cao số lượng đơn hàng.
Tuy nhiên, điểm bất cập của cuộc đua mã khuyến mãi là tạo nên một hướng đi chiếm lĩnh thị trường không bền vững và gây nên sự mất cân bằng cho thị trường mục tiêu.
“Ứng dụng nào có nhiều ưu đãi sẽ giữ chân được người dùng. Tuy nhiên nếu người dùng gắn với ứng dụng chỉ vì có khuyến mãi tốt, thì họ sẽ quay lưng khi khuyến mãi không còn”, một chuyên gia trong lĩnh vực giao đồ ăn chia sẻ.