【tỷ số bóng đá net】Nếu vỡ đê, Hà Nội ứng phó thế nào?
Theo đó, TP. Hà Nội đưa ra các tình huống thiên tai như bão mạnh, siêu bão, mưa lớn ngập úng khu vực ngoại thành; Vỡ đê trọng điểm đê, kè Cổ Đô tương ứng K4+000-HK8+600 Hữu Hồng huyện Ba Vì; Vỡ đê Hữu Hồng trọng điểm cống Cẩm Đình tương ứng Kl+700 đê Vân Cốc huyện Phúc Thọ; Vỡ trọng điểm cống Liên Mạc tương ứng K53+450 đê Hữu Hồng; Vỡ trọng điểm khu vục đê, kè Xuân Canh - cống Long Tửu; Vỡ đê Tả Bùi, Tả Tích, lũ quét rừng ngang huyện Chương Mỹ; vỡ hồ, đập thủy lợi; các thảm họa; động đất.
Để ứng phó đối với các tình huống ngập úng, vỡ đê, nhân dân dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, mắm muối, thực phẩm khô và thuốc y tế thông thường cho thời gian 1 tháng.
UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện phương châm “4 tại chỗ”. Chuẩn bị dự trữ hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu trong thời gian 7 ngày. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác xây dựng kế hoạch sơ tán, giúp đỡ và bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai. Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh phương án cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân. Kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa, lương thực, nước uống, thuốc y tế, phương tiện và lực lượng vận chuyển hàng, phân phối hàng, cấp phát hàng, lực lượng cán bộ y tế lưu động. Theo dõi nắm chắc diễn biến của thời tiết và mưa, bão, lũ.
Tổ chức các hoạt động cung cấp hàng cứu trợ khẩn cấp tới nhân dân vùng bị ảnh hưởng. Báo cáo tình hình thiệt hại, các giải pháp đã triển khai của địa phương về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố. Báo cáo đề nghị thành phố hỗ trợ khi vượt quá khả năng.
Tương tự, giải pháp ứng phó với các thảm họa. Theo đó, khi xảy ra các thảm họa, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội - thường trực công tác ứng cứu, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thành phố triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai thảm họa, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở và cơ quan liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã nơi xảy ra thảm họa triển khai công tác cứu trợ và đảm bảo đời sống, thực hiện các chế độ cho người bị thiệt hại, thực hiện thăm hỏi động viên nạn nhân và các lực lượng tham gia hoạt động cứu trợ.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội chiều 2/8 cho thấy đến nay, mực nước trên sông Bùi đang tiếp tục rút chậm. Tuy nhiên, tình trạng ngập úng vẫn diễn ra nghiêm trọng tại Chương Mỹ. Hiện toàn TP vẫn còn 3.556 ha cây trồng bị ngập, trong đó, diện tích bị ngập trắng khoảng 2.160ha. Các doanh nghiệp thủy lợi của Hà Nội vẫn đang tích cực vận hành 101 trạm bơm với tổng cống suất 784.250m3/s, tập trung tiêu úng cho diện tích cây trồng vẫn bị ngập úng. |
相关推荐
- Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Thủ tướng Anh cảnh báo hậu quả nếu hội nghị COP26 thất bại
- Vinhomes Riverside
- Hấp lực mới của thị trường đất nền Cát Lái
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Bùng nổ nguồn cung officetel
- Mỹ tăng cường nỗ lực ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân
- Hàng loạt vấn đề trong quy hoạch xây dựng tại Lào Cai