Ngày 10/4,áchsơcứungườiđuốinướchiệuquảnhưTrungúycảnhsásoi kèo nhà cái f88 5 sinh viên đi tắm biển tại Bà Rịa Vũng Tàu không may bị sóng cuốn ra xa. Phát hiện sự việc, người dân đã hô hoán kêu cứu.
Trung uý Thái Ngô Hiếu, cán bộ Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khu vực Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cũng đang nghỉ mát cùng gia đình, đã kịp thời cứu sống được 4 nan nhân,
Clip quay lại quá trình trên khiến nhiều người thán phục vì sự bình tĩnh và kỹ năng cứu người đuối nước của Trung úy Hiếu. Chỉ chậm một vài phút, rất có thể con số tử vong không phải là 1 người.
Tai nạn đuối nước có thể xảy ra khi đi du lịch hoặc ngay tại nhà (trẻ nhỏ ngã vào bồn nước, chum vại, ao hồ…), đặc biệt khi mùa hè đang đến gần. Nạn nhân bị ngạt do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi ở trong nước. Chỉ cần 3 phút không có ô-xy, não đã bị tổn thương, kéo dài đến 4 phút não sẽ tổn thương không hồi phục, di chứng nặng nề.
Vậy, làm thể nào để sơ cứu nạn nhân đuối nước đúng cách?
Khẩn trương đưa nạn nhân ra khỏi nước:
Nếu nạn nhân tỉnh, giãy giụa dưới nước, ném cho nạn nhân một cái phao, khúc gỗ, hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi hoặc không được huấn luyện cách xử trí. Đồng thời, hô hoán người xung quanh hoặc khẩn trương tìm hỗ trợ.
Nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn dễ túm, níu người cứu nạn, gây nguy hiểm cho cả hai. Nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước đưa vào bờ.
Sơ cứu tại chỗ:
Yêu cầu một người gọi cấp cứu 115 trong khi một người khác tiến hành sơ cứu cho nạn nhân. Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
Nếu bệnh nhân tím tái, không thể tự thở, không bắt được mạch, không phản xạ nào thì ấn tim ngoài lồng ngực. Dùng hai tay chồng lên nhau đặt ngay vào vị trí một nửa dưới xương ức và ấn tim.
Khai thông đường thở bằng cách dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi miệng nạn nhân, đặt đầu nghiêng một bên để tránh hít sặc. Tiến hành hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
Thực hiện 30 lần ép ngực cùng 2 lần thổi ngạt. Chuỗi hành động này lặp lại 5 lần liên tục.
Chăm sóc y tế sau khi sơ cứu:
Sau khi sơ cứu thành công, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế tiếp tục theo dõi. Nhiều trường hợp có thể bị phù phổi cấp sau khi đuối nước, hay còn được gọi là “chết đuối trên cạn”.
Dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi…
Những sai lầm cần tránh:
Thói quen dốc ngược và vác nạn nhân lên vai rồi chạy là hành động hoàn toàn sai. Nước được tống ra khỏi khi nạn nhân được hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực, không phải nhờ việc vác người lên vai và chạy.
Sai lầm thứ hai là ấn bụng để nạn nhân nôn ra ngoài. Hành động này khiến thức ăn trong dạ dày đẩy lên trên vào đường mũi, miệng có thể làm tắc đường thở.
Do đó, nếu người sơ cứu không có kỹ năng, thực hiện sai sẽ làm mất thời gian vàng, có thể dẫn đến di chứng não kể cả khi nạn nhân sống sót.
Linh Giao (tổng hợp)