当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả 200 ngày chấm net】'Mỏ vàng' của các hãng hàng không Việt hé mở trở lại

'Mỏ vàng' của các hãng hàng không Việt hé mở trở lại

Zing

Với việc Thủ tướng đồng ý mở lại đường bay thương mại với Trung Quốc cũng như đề nghị xem xét các điểm đến như Nhật Bản,ỏvàngcủacáchãnghàngkhôngViệthémởtrởlạkết quả 200 ngày chấm net Đài Loan, mỏ vàng Đông Bắc Á đang trở lại với các hãng bay.

Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 chiều 10/7, Thủ tướng đã đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó, tần suất, điều kiện vận chuyển hành khách giữa hai nước sẽ do nhà chức trách hàng không Việt Nam và Trung Quốc thống nhất. Đây là tín hiệu cho thấy thời điểm các hãng hàng không Việt quay lại mỏ vàng Đông Bắc Á đã gần.

'Mỏ vàng' của hàng không Việt

Trong nhiều năm, thị trường Đông Bắc Á mang về cho Vietnam Airlines doanh thu gấp 3 lần thị trường châu Âu và gấp 6 lần nhóm thị trường Đông Nam Á. Đây là nhóm thị trường bao gồm các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay vùng lãnh thổ như Đài Loan.

Với việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở lại đường bay thương mại với Trung Quốc cũng như đề nghị xem xét các điểm đến như Nhật Bản, mỏ vàng Đông Bắc Á đang trở lại với các hãng bay. Ảnh: Diệp Anh.

Một chuyên gia hàng không chia sẻ với Zing.vn rằng biên lợi nhuận của thị trường Đông Bắc Á cũng cao hơn thị trường châu Âu do phù hợp với tầm bay của dòng máy bay A320 vốn tiết kiệm nhiên liệu, khả năng lấp đầy cao mà các hãng bay Việt đang biên chế.

Trước dịch Covid-19, các hãng hàng không lớn của Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet Air hay Bamboo Airways đều có đường bay tới khu vực Đông Bắc Á. Chỉ tới khi dịch bệnh bùng phát, các hãng bay này buộc phải dừng khai thác.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, năm 2019, Việt Nam đón 5,8 triệu lượt khách Trung Quốc. Đây là nhóm khách quan trọng nhất với du lịch Việt Nam về số lượng khách. Ở chiều ngược lại, nhu cầu di chuyển hàng không từ Việt Nam tới các thành phố lớn của Trung Quốc phục vụ du lịch, giao thương cũng rất đáng kể.

Tương tự là thị trường Nhật Bản với gần 1 triệu lượt khách tới thăm Việt Nam trong năm 2019 và ở chiều ngược lại là nhu cầu bay du lịch, giao thương lớn từ Việt Nam sang Nhật Bản.

Với thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, trước dịch Covid-19, Vietnam Airlines và Vietjet Air đang là hai hãng bay có khai thác đường bay thương mại. Bamboo Airways cũng khai thác đường bay đi Đài Loan và trước thời điểm dịch bùng phát hãng cũng đã có kế hoạch mở rộng mạng bay Đông Bắc Á.

Triển vọng mở cửa với Trung Quốc và Nhật Bản

Với sự chấp thuận của Thủ tướng, các hãng hàng không đang làm việc cùng nhà chức trách hàng không hai nước Việt Nam và Trung Quốc để đưa ra tần suất khai thác cùng điều kiện vận chuyển hành khách hợp lý. Việc mở cửa với đường bay Trung Quốc cũng đồng nghĩa các đường bay Đài Loan cũng sẽ được đưa vào thỏa thuận.

Du khách Đông Bắc Á vẫn là nhóm khách quốc tế quan trọng bậc nhất với các hãng hàng không Việt. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Nguồn tin của Zing tại hai hãng hàng không của Việt Nam cho hay các hãng đều đã có phương án khai thác thương mại trở lại với đường bay Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, thời điểm khai thác cụ thể trở lại còn phụ thuộc vào quá trình đàm phán song phương giữa cơ quan chức năng Việt Nam và các nước bạn.

Tương tự, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 19/6, Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí trong thời gian tới sẽ từng bước, từng phần nới lỏng hạn chế đi lại giữa hai nước. Các biện pháp và thủ tục cụ thể, hai bên được trao đổi qua đường ngoại giao.

Reuters cũng trích lời ngoại trưởng Nhật nói những chuyến bay giữa hai nước sẽ được cho phép từ ngày cuối tháng 6, tuy nhiên động thái này tới nay vẫn chưa được hiện thực hóa.

Tới đầu tháng 7, sau khi cơ bản khống chế được dịch, Nhật Bản cũng đã thảo luận để nối lại đường bay và thiết lập "bong bóng du lịch" với những nước và vùng lãnh thổ chống dịch tốt tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nhật Bản và Việt Nam cũng đã có đánh giá nhất định về tình hình chống dịch của hai nước. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao những kết quả quan trọng mà chính phủ Nhật Bản đạt được trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Ngày 25/5, Nhật Bản đã tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp. Chính phủ Nhật Bản cũng đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng, chống dịch Covid-19 và việc hơn 2 tháng qua Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Link bài gốc