当前位置:首页 > La liga > 【soi kèo tottenham hôm nay】Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng

【soi kèo tottenham hôm nay】Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng

2025-01-10 01:02:25 [Cúp C2] 来源:88Point
Cải thiện yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp thông qua chính sách tài khóa,êngiaWBKhôngnhấtthiếtphảithựchiệnchínhsáchtàikhóanớilỏsoi kèo tottenham hôm nay tiền tệ Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tiếp tục tham mưu ban hành chính sách tài khoá giúp kinh tế phục hồi, phát triển Điều hành chính sách tài khoá đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện
Nguồn: WB
Nguồn: WB

Quan ngại chất lượng tài sản ngân hàng

Tại họp báo công bố Báo cáo điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam với chủ đề “Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn” diễn ra vào ngày 26/8/2024, ông Sebastian Eckardt, Trưởng Ban Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư khu vực Đông Á Thái Bình Dương của WB cho biết, trong nửa đầu năm nay nền kinh tế Việt Nam được hưởng lợi do nhu cầu hàng xuất khẩu phục hồi. Mặc dù vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn có những rủi ro do tác động tiêu cực cả từ bên ngoài và trong nước.

"Để duy trì đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm và các năm tới, các cấp có thẩm quyền cần tiếp tục cải cách thể chế, đẩy mạnh đầu tư công, đồng thời quản lý, giám sát các rủi ro trong thị trường tài chính”, ông Sebastian Eckardt nêu rõ.

Theo báo cáo của WB, Việt Nam là nước có độ mở lớn, mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, do đó, nếu các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc phát sinh yếu tố bất định khiến tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến thì sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, đó là chưa kể đến yếu tố căng thẳng địa chính trị leo thang.

Trong nước, trường hợp tình hình ổn định kinh tế vĩ mô yếu đi, niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục bị ảnh hưởng, thị trường bất động sản có thể phục hồi lâu hơn dự kiến, biến đổi khí hậu, thiên tai gia tăng, thiếu hụt nguồn cung năng lượng… vẫn là những yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thời gian tới.

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định, kinh tế Việt Nam đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất tích cực.
Các chuyên gia WB khẳng định, kinh tế Việt Nam đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng rất tích cực.

Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn chỉ tiêu 15% cho năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước mặc dù môi trường lãi suất rất thuận lợi, cho thấy nhu cầu đầu tư trong nước vẫn còn yếu. Đồng thời, chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là một mối quan ngại kể từ năm 2023 khi tỷ lệ nợ xấu và dự phòng tổn thất tín dụng tăng lên. Nợ xấu toàn hệ thống tăng mạnh, từ 1,9% năm 2022 lên 4,6% tổng dư nợ cho vay năm 2023.

WB cũng nêu, các biện pháp gia hạn cơ cấu nợ nhằm ứng phó đại dịch, tiếp tục được gia hạn và dự kiến chấm dứt vào tháng 12/2024, có thể khiến tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn nữa. Nhu cầu dự kiến về tăng dự phòng, bổ sung dự phòng tổn thất vốn vay, đang tạo thêm áp lực cho lợi nhuận của các ngân hàng vốn đã bị co kéo do thu nhập ròng tiền lãi, phí và hoa hồng đang chững lại.

Nhu cầu sử dụng các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế sẽ giảm dần

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB đưa ra khuyến nghị, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cần tiếp tục cải thiện hệ số an toàn vốn, củng cố khung thể chế, nâng cao hiệu quả giám sát bằng cách tăng cường bảo vệ pháp lý cho cơ quan giám sát, đảm bảo có hạ tầng chính sách và hạ tầng thể chế tốt hơn.

Việt Nam cũng cần phải tiếp tục củng cố môi trường pháp lý cho các dịch vụ thiết yếu như công nghệ thông tin truyền thông, điện năng, giao thông vận tải…, bởi đây là những lĩnh vực tạo ra hạ tầng trong tương lai để thu hút đầu tư tư nhân – điểm cực kỳ quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa thương mại, tăng cường hội nhập và kết nối khu vực, tìm kiếm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tăng cường hệ sinh thái kinh tế tư nhân vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ những vấn đề trên, các chuyên gia WB dự báo, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% trong năm 2024 và 6,5% trong hai năm 2025 và 2026, cao hơn so với mức 5% năm 2023.

Tại họp báo, trao đổi thêm về vấn đề điều chỉnh chính sách tài khoá, ông Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB nhấn mạnh, việc Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng trong thời gian qua nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Nhưng đến nay, kinh tế Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng khá tích cực, thậm chí dự báo đạt 6,5% vào năm 2025-2026, vì thế nhu cầu sử dụng các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế sẽ giảm dần.

Do đó, vị này cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang tính tới việc đưa các chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường, tức là áp dụng các chính sách thuế, phí như trước khi dịch Covid-19 xảy ra.

“Trước mắt, mức tiềm năng tăng trưởng như hiện nay thì không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng. Việt Nam có thể thực hiện chính sách tài khóa dè dặt hơn, tức là quay trở lại như trước khi xảy ra dịch Covid-19”, ông Andrea Coppola cho hay.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读