BP - Dạo gần đây theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng,ộtgiọtmaacuteuđagraveohơnaonướkq bóng đá italia tôi không khỏi giật mình vì những vụ ẩu đả hay bạo hành từ chính thành viên trong một gia đình. Phải chăng đó là những hồi chuông cảnh báo giá trị đạo đức đang dần bị xói mòn, xuống cấp?! Từ vụ ẩu đả tại một gia đình, việc cha con, anh chị em thượng cẳng tay hạ cẳng chân với nhau mới nghe qua đã khó lòng chấp nhận đến việc con dâu với mẹ chồng ẩu đả, thậm chí có những vụ việc con đẻ đánh đập, ngược đãi cha mẹ mình... Lý do có muôn hình vạn trạng nhưng vô tình tạo nên ngọn lửa trong gia đình âm ỉ qua ngày tháng. Tôi còn nhớ cách đây khoảng 20 năm, lúc ấy ở quê tôi đa số các gia đình đều sống tập trung nhiều thế hệ, có thể không chung một nhà nhưng quây quần trong một khu, việc của một nhà trở thành việc chung, có nền nếp nhất định. Ít có chuyện anh chị em đánh chửi nhau, cũng rất hiếm các vụ ly hôn. Nhà ông bà nội tôi có 5 người con cả trai lẫn gái, các cô lấy chồng ở xa, còn lại các anh em trai đều ở cùng cha mẹ. Nhà ông bà tôi rộng nên mỗi gia đình nhỏ được phân cho một khu riêng biệt, duy việc ăn uống vẫn cùng nhau. Ông bà bảo, bữa cơm chính là khoảng thời gian để gia đình gặp mặt sau ngày làm việc, học tập, cùng nhau sẻ chia chuyện khó khăn để được giúp đỡ. Bữa cơm chung chính là để gắn kết các thành viên, tiền ăn uống các gia đình đều tự giác đóng góp tùy điều kiện kinh tế. Các bạn tôi có dịp tới chơi ở lại ăn bữa cơm đều rất thích thú và ngưỡng mộ. Sau này khi cuộc sống phát triển hơn, vì nhiều lý do khác nhau các anh em của cha tôi lần lượt đi xa lập nghiệp. Người trẻ sau này không còn muốn bị bó buộc trong gia đình nhiều thế hệ. Cuộc sống của các gia đình nhỏ khác nhau, rồi dần dần “đèn nhà ai nấy rạng”. Anh chị em cũng chỉ có thể gặp nhau vào các dịp giỗ chạp, lễ, tết. Thế nên vào mỗi dịp đó, cha và các bác, chú tôi vẫn thường nhắc nhở con cháu phải gắn kết hơn nữa bởi “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đăng Triều |