当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【soi kèo bóng đá tv】Thời điểm phù hợp để phê chuẩn CPTPP 正文

【soi kèo bóng đá tv】Thời điểm phù hợp để phê chuẩn CPTPP

2025-01-10 01:32:40 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:369次

Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình.

Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Sáng 2/11,ờiđiểmphùhợpđểphêchuẩsoi kèo bóng đá tv Quốc hội đã nghe Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP; nghe báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội. Sau đó, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về vấn đề này.

Theo Chủ tịch nước, việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương; thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, tham gia CPTPP vừa giúp chúng ta có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh.

“CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa nước ta với các nước thành viên CPTPP, đặc biệt là các nước thành viên có quan hệ đối tác chiến lược” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch nước, bên cạnh những thuận lợi, tham gia CPTPP cũng đặt ra những thách thức về kinh tế - xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thế chế...

Việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy đinh về lao động, minh bạch hóa, chống tham nhũng... đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng bảo đảm vững chắc sự ổn định về chính trị - xã hội.

GDP có thể tăng 1,32%

Ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile, Bộ trưởng Bộ Công thương đại diện cho Chính phủ đã ký CPTPP và các văn bản liên quan cùng Bộ trưởng phụ trách kinh tế của các nước Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.

Trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn thực thi 20 nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao, để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên còn lại trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

“Về tổng thể, CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay.” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, đối với Việt Nam, việc quyết định tham gia, đàm phán và ký kết TPP trước đây và sau này là CPTPP là một quá trình dài, với sự chuẩn bị tích cực, chủ động và bám sát những định hướng, chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền.

Kết quả đàm phán đạt được, về cơ bản, đã đảm bảo được các lợi ích cốt lõi của Việt Nam cũng như dành được nhiều bảo lưu, linh hoạt để thực thi hiệp định hiệu quả, có lợi cho đất nước.

Về mặt kinh tế, theo đánh giá của Chính phủ, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.

Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9/2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.

Tuy nhiên, việc gia nhập CPTPP cũng đặt ra những thách thức về thu ngân sách. Theo nhận định của Chính phủ, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách; tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã có FTA với Việt Nam; chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa có FTA riêng với Việt Nam nhưng mức độ giao lưu thương mại hiện còn khiêm tốn.

Mặc dù vậy, “với những lợi ích mà CPTPP mang lại, các DN trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế thu nhập DN… Điều này sẽ phần nào giúp cân bằng nguồn thu – chi cho ngân sách quốc gia” - Chính phủ nhận định trong báo cáo gửi đến Quốc hội.

Trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại cũng đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ những rủi ro, thách thức, có các phương án chủ động ứng phó, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

“Cơ hội và thách thức không nhỏ”

Thảo luận về hiệp định, đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, CPTPP mang tên “toàn diện và tiến bộ”, vì đây là FTA thế hệ mới, không chỉ bàn về thương mại mà còn nhiều vấn đề khác như: lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, phòng chống tham nhũng và DN nhà nước…

trần hoàng ngân
ĐB Trần Hoàng Ngân: Hiệp định CPTPP có nhiều tiến bộ. Ảnh: T.T

“Hiệp định tôn trọng các điều kiện trong TPP, bàn sâu đến vấn đề về người lao động, DN nhỏ và vừa, tức là bảo vệ người yếu thế trong các hoạt động thương mại, tài chính, đầu tư; trong mua sắm chính phủ, các thành phần kinh tế nhỏ, DN nhỏ cũng được tham gia. Có nghĩa là nhiều đối tượng sẽ có cơ hội tiếp cận tài chính thương mại toàn cầu. Đó là một sự tiến bộ” - ĐB Trần Hoàng Ngân nhận định.

Tuy nhiên, theo ĐB, tham gia hiệp định mang đến cơ hội lớn và thách thức cũng không nhỏ. “Cơ hội là rất lớn, nhưng không phải xuất khẩu hàng giá rẻ mà phải nhắm tới thị trường tiêu chuẩn cao. Chúng ta mới chỉ xuất khẩu vào các quốc gia này 34,2 tỷ USD và nhập khẩu 33,9 tỷ USD (năm 2017). Như vậy chúng ta đang xuất siêu 0,3 tỷ USD” - ĐB Trần Hoàng Ngân phân tích thêm.

Theo ĐB, những sản phẩm như may mặc, dày da, thực phẩm… sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu và thị trường này; nhưng các hàng hoá khác lại bị cạnh tranh, trong đó có sản phẩm chăn nuôi. “Dù chúng ta có nhiều điều khoản có thể kéo dài, nhưng theo xu thế hội nhập, ngành chăn nuôi phải tăng cường đầu tư khoa học công nghệ, tổ chức lại theo hướng sản xuất lớn, chuyên nghiệp, với chất lượng sản phẩm cao. Bài học kinh nghiệm khi gia nhập WTO, chúng ta rất phấn khích khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ đi ra biển lớn. Tuy nhiên, hàng hoá các nước vào Việt Nam nhiều hơn hàng Việt xuất khẩu đi các nước, dẫn đến nhập siêu lớn, gây bất ổn vĩ mô” - ĐB Trần Hoàng Ngân nói.

Theo ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP. Hồ Chí Minh), hiệp định được ký kết, thuế sẽ giảm cả hai chiều. Về xuất khẩu sẽ có lợi cho hàng hoá Việt Nam đi ra các nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là DN phải nâng cao sức cạnh tranh, phát triển theo hướng bền vững để xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường khó tính. Còn đối với các DN “ăn xổi ở thì” sẽ buộc phải thay đổi bởi nếu không sẽ khó khăn khi cạnh tranh ngay cả trên “sân nhà”.

Theo ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội), CPTPP chỉ cắt giảm thuế quan chứ không cắt giảm hàng rào thuế quan. Do đó, đây là thách thức lớn với các ngành đang có lợi thế của Việt Nam. Điều đó, đặt ra vấn đề DN trong nước phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực.

ĐB cho rằng, phê chuẩn CPTPP vào thời điểm này là rất phù hợp. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là động lực bắt buộc phải đổi mới về thể chế, pháp luật và DN phải tăng cường năng lực cạnh tranh./.

Minh Anh

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜