【dự đoán atalanta】Vấn đề quyền con người dưới tác động của công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay
Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN
Công nghệ thông tin đã và đang gây tác động lan tỏa,ấnđềquyềnconngườidướitcđộngcủacngnghệthngtinởViệtNamhiệdự đoán atalanta đẩy mạnh phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, kể cả quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, thiết bị điện tử và người máy với quyền con người
Thiết bị điện tử với quyền con người: Thiết bị điện tử ngày nay được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam để bảo đảm và giám sát an ninh. Nhưng mặt trái là việc sử dụng những hình ảnh thu được sẽ xâm hại đến các quyền cá nhân. Thậm chí có những hành vi ghi hình trộm, thu thập hình ảnh nhạy cảm mà không được sự đồng ý của người bị ghi hình; từ đó, vi phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân. Trong khi đó, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 nêu rõ, mọi hành vi sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Thêm nữa, luật dân sự cũng quy định, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Người máy với quyền con người: Người máy đang và sẽ tác động toàn diện, sâu sắc đến các mối quan hệ của con người. Trước hết người máy khiến quan hệ giữa người - người từ chỗ là đương nhiên và bắt buộc thì nay chỉ còn mang tính lựa chọn, khi nhiều nhu cầu của con người có thể được đáp ứng chỉ bằng một cái máy. Thách thức đối với quan hệ người - người ngày càng nghiêm trọng khi người máy đang ngày càng trở nên giống người thật. Nếu con người đã thích thú với các đồ vật vô tri vô giác, như xe hơi, máy tính thì cũng thích thú với người máy như vậy. Nếu người máy có thể bắt chước lối sống giống như con người, phản hồi hay cung cấp khả năng tình cảm mà không đòi hỏi sự đối ứng về tiền bạc, tinh thần,... thì con người có lý do để gắn bó với nó. Viễn cảnh người máy muốn đi học và có gia đình; có khả năng học tập, tự thông minh lên, được thiết kế hệ điều hành ngôn ngữ để giao tiếp với nhau và như thế có thể hình thành “xã hội” của người máy khác với xã hội loài người nhưng tồn tại bên cạnh hoặc đan xen với xã hội loài người. Hệ quả là người máy có khả năng biểu đạt cảm xúc đang và sẽ làm biến động không chỉ quyền về giới tính, mà các quyền con người nói chung; ví dụ người máy công nghiệp chiếm quyền làm việc của công nhân, thậm chí can dự cả vào quyền về giới tính của con người, có thể thay thế cho con người trong nhiều hoạt động như giống như cách mà những người máy công nghiệp đang thay thế cho người lao động trong các công việc khó khăn, nguy hiểm.
Nhưng như thế, sẽ bùng phát những vấn đề đạo đức và tác động lên xã hội, hạ thấp nhân phẩm con người; chẳng hạn, sẽ khiến người ta xem phụ nữ là một đồ vật. Tuy người máy có thể giúp cho người tàn tật, khiếm khuyết,... tìm được người bạn đời, nhưng nó không thay thế được các mối quan hệ của con người. Việc lạm dụng người máy sẽ làm chai sạn cảm xúc của con người. Con người chỉ là con người trong đời sống hiện thực, do đó, con người cần và buộc phải thực hiện quyền tương tác với nhau. Không thực hiện được quyền có tính cốt lõi đó, con người không thể duy trì được xã hội của loài người.
Thứ hai, y học hiện đại với quyền con người
Thực tế cho thấy, có thể diễn ra qua trình tiếp tục phát triển về mặt thực thể tự nhiên của con người, ở mức này hay mức khác. Hiện nay, dưới sự tác động của sinh học, y học hiện đại đã có hiện tượng biến động trong tái sản sinh giới tính ở con người (song tính, đồng tính, vô tính, chuyển giới,...). Thực tế y học hiện đại đã can thiệp vào thiên chức của tạo hóa (thụ thai nhân tạo, chuyển đổi giới tính, cấy ghép các bộ phận thân thể,...); từ đó làm biến động quyền về giới tính nói riêng và quyền về thực thể tự nhiên, xã hội nói chung.
Cho đến nay, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế cho biết, ở Việt Nam có khoảng 600 người đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ và ngược lại. Điều 37 Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2016 quy định: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan". Tuy Bộ luật Dân sự thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, nhưng hành lang pháp luật cho việc chuyển đổi giới tính vẫn chưa được xây dựng. Nguyên nhân là việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác. Pháp luật nước ta cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Thứ ba, ngày càng có nhiều mã độc nhằm xâm hại quyền của người sở hữu và sử dụng smartphone
Điện thoại thông minh (smartphone) đã và đang là phương tiện “hai trong một” do thống nhất tính chất tư liệu tiêu dùng (giải trí, tìm hiểu thông tin,...) và tính chất tư liệu sản xuất trong thời đại kinh tế tri thức (phổ biến và truyền tải tri thức; mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, nơi nghỉ dưỡng; thanh toán ngân hàng,...). Nhưng phần lớn người dùng nước ta chưa có kiến thức và thật sự am hiểu về bảo mật khi dùng smartphone. Trong khi đó đây lại là mảnh đất màu mỡ cho mã độc, ứng dụng độc hại và tội phạm mạng trục lợi theo nhiều cách. Thực tế ngày càng có nhiều mã độc nhằm vào người sử dụng smartphone để đánh cắp thông tin. Thống kê mới nhất của Công ty an ninh mạng Bkav cho thấy hơn 22% smartphone (khoảng hơn 4 triệu smartphone) ở nước ta từng bị lây nhiễm mã độc.
Thứ tư, tin tặc tấn công, xâm hại và lừa đảo trực tuyến quyền thương mại và thanh toán điện tử hay thanh toán bằng thẻ tín dụng trong nền kinh tế ngày càng dùng ít tiền mặt
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30-12-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Internet đã thay đổi cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Tỷ lệ lớn thương mại điện tử đã và sẽ đến từ điện thoại thông minh với hàng triệu người dùng để xem và mua sắm hàng hóa tại nhà, nơi làm việc, trong các nhà hàng, sân bay, nhà ga, phố đi bộ,… vào bất kỳ giờ nào trong ngày. Nhưng các loại virus mã độc và phương thức tấn công lừa đảo trực tuyến đang gây tác hại không nhỏ cho việc thực hiện quyền thương mại và thanh toán điện tử. Những thông tin cá nhân người dùng cũng trở thành thứ hàng hóa được săn đón, vì các nhà cung cấp cần biết về nhu cầu tiêu dùng và dự báo thị trường. Đó là cơ hội cho giới tội phạm mạng thu lời bất chính. Các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ hàng hóa có thể mua lại thông tin người dùng từ các hacker và chính họ cũng đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo trên mạng.
Trong số các tội phạm mạng, lừa đảo tài chính là một trong những cách phổ biến nhất để ăn cắp thông tin thẻ thanh toán và các thông tin về các tài khoản ngân hàng trực tuyến. Kẻ gian không cần đến phần mềm độc hại, vì chỉ với kỹ năng phát triển web và lợi dụng tâm lý người dùng vẫn có thể tiến hành lừa đảo. Về phía người dùng, việc tìm thông tin trên các trang web tiết kiệm được thời gian đi lại, dễ dàng có thông tin về hàng hóa và chính sách của nhà cung cấp,… Nhưng đây lại là cơ hội thuận lợi cho giới tội phạm mạng khai thác và tìm mọi cách đánh cắp thông tin của người dùng. Các chuyên gia của Kaspersky Lab đã phân ra 3 dạng đánh cắp thông tin của người dùng là: ngân hàng, thanh toán điện tử và cửa hàng mua sắm trực tuyến.
Giới tội phạm có xu hướng đầu tư nhiều nguồn lực vào việc phát triển phần mềm độc hại như vậy, đồng thời phát triển nhiều kỹ thuật tinh vi để nhanh chóng lây nhiễm và lẩn tránh các sản phẩm chống/diệt virus. Không dừng ở đó, thời gian gần đây, xuất hiện và ngày càng gia tăng của mã độc trực tiếp tống tiền (Ransomware). Các nạn nhân phải trả tiền chuộc bằng tiền ảo Bitcoin mới lấy lại được dữ liệu.
Trước tình hình trên, ngay đầu năm 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đẩy mạnh hoạt động quản lý, giám sát đối với các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới tại Việt Nam, nhằm tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ tín dụng.
Thứ năm, thông tin xã hội với quyền con người
Thông tin xã hội (các mạng xã hội, blog, web cá nhân,...) hấp dẫn ở chỗ: Mở cho mỗi cá nhân cơ hội giao lưu với thế giới bên ngoài và bày tỏ chính kiến - một nhu cầu không có điểm dừng. Chỉ trong vài năm, sự ra đời và lớn mạnh của thông tin xã hội đã thay đổi cách tiếp cận thông tin của công chúng. Họ không chỉ là người đón nhận thông tin mà còn là người phát tán thông tin và tham gia phát triển thông tin.
Đến thời điểm tháng 01-2015, theo thống kê của “wearesocial.net”, người Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng Internet với 5,2 giờ mỗi ngày; chỉ sau Philippines đứng đầu là 6 giờ, tiếp đó là Thái lan với 5,5 giờ, và Brazin là 5,4 giờ/ngày. Người Việt Nam sử dụng Internet cũng đứng thứ 9 về số thời gian trung bình dành cho mạng xã hội là 3,1giờ mỗi ngày; đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội là 31%; trong đó facebook là mạng xã hội được sử dụng thông dụng nhất.
Hiện nay, hầu hết mọi người đều thích đăng ảnh, xem ảnh, video về trẻ con. Mọi người đều vui vẻ và những đứa trẻ cũng chưa đủ lớn để đưa ra bất kỳ phản ứng đáng kể nào. Việc đăng ảnh riêng tư, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, tình trạng sức khỏe, hộ chiếu, bảng điểm, bằng đại học, tin buồn (ốm đau, chết, cướp bóc, giết người, hiếp dâm,...), kể cả thông tin sinh trắc học (dấu vân tay dùng để mở smartphone), diễn ra phổ biến và là một phần của thông tin xã hội. Hệ quả là hồ sơ của các cá nhân bị chia sẻ công khai và trở thành đề tài đàm tiếu có tính xúc phạm trong đời sống thường nhật, đặc biệt trên hệ thống báo chí và internet. Bất luận hậu quả tâm lý là tốt hay xấu, việc đăng tải thông tin cá nhân là hoàn toàn vi phạm quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, người khuyết tật hay người yếu thế nói chung.
Nếu chúng ta không được phép đăng ảnh riêng tư của một người trưởng thành lên mạng thì tại sao chúng ta lại có quyền làm như thế với các con mình? Phải chăng một đứa trẻ thì có ít quyền riêng tư hơn một người lớn? Và khi lớn lên, chúng sẽ đối diện và chịu hậu quả như thế nào với nhưng thông tin, hình ảnh thời thơ bé đã bị cha mẹ dùng quyền của mình tung lên mạng? Quyền riêng tư của trẻ em, thiếu niên và thanh niên không chỉ là vấn đề bức xúc ở Việt Nam, mà ở mọi nơi trên thế giới có kết nối với mạng Internet. Ở nhiều quốc gia, chẳng hạn điểm kiểm tra, thi của học sinh, sinh viên được phát riêng cho từng người, không ai biết điểm của ai. Nếu phải dán công khai thì thông tin được công bố chỉ bao gồm điểm và mã số của từng người, và mã số này cũng là bí mật của họ, không ai biết mã số của ai. Mỗi học sinh, sinh viên được cấp một tài khoản riêng để tra cứu điểm thi của mình và những thông tin này hoàn toàn được bảo mật. Ở Mỹ vào năm 1974, đã phải áp dụng Luật về Quyền giáo dục gia đình và Quyền riêng tư (FERPA), với những quy định ngặt nghèo về các thông tin của học sinh, sinh viên (student records). Đạo luật này nghiêm cấm tất cả các hành vi để lộ bất cứ thông tin nào về điểm số hay thành tích và những thông tin riêng tư khác của học sinh, sinh viên với bất cứ ai ngoại trừ học sinh, sinh viên đó và chính cha mẹ của họ (nếu học sinh, sinh viên dưới 18 tuổi). Giáo viên cũng không được phép thảo luận về năng lực học tập của bất cứ sinh viên đại học nào với bất cứ ai khác mà không được phép của sinh viên đó.
Theo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) năm 2015 và Luật An ninh Thông tin Mạng (7-2016), nếu bí mật đời tư của công dân bị xâm phạm thì cá nhân có quyền trình báo cơ quan công an để ngăn chặn hành vi này đồng thời ngăn chặn việc phát tán những thông tin đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Người thực hiện hành vi quay lén có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội “Làm nhục người khác” hoặc “Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” nếu cố tình chia sẻ, phát tán hình ảnh có nội dung nhạy cảm của người khác. Người vi phạm có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm./.
Theo TS. Vũ Duy Duẩn/tapchicongsan.org.vn
(责任编辑:World Cup)
- 100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
- Ăn các thực phẩm này, tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn
- Ngừng thở khi ngủ: Ai cũng có thể phải đối mặt
- Lý do nên hạn chế ăn thịt chín tái và các loại thịt đỏ
- Đoàn tàu metro Bến Thành
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- Khuyến cáo: Bệnh tay chân miệng đang 'tấn công' trẻ em không ngừng
- Phát hiện trên 500 tuýp kem đánh răng giả mạo nhãn hiệu Colgate
- Cắt tóc có thể mắc bệnh lây nhiễm ‘chết người’ này
- SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- Honda Wave Alpha lộ 3 điểm yếu người dùng cần biết trước khi ‘xuống tiền’
- Dễ bầm tím người – Đừng coi thường bởi có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư
- Uống caffein quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây tử vong
-
Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
Nhận định bóng đá Perth Glory vs Western United hôm nayMàn so tài ...[详细] -
Người bị tiểu đường nhất định phải biết những điều này khi ăn ổi
Theo các nhà nghiên cứu, lượng vitamin C trong quả ổi rất dồi dào, gấp 4 ...[详细] -
Cách làm trắng da bằng lột da mặt có thể gây nám
Lột da mặt là cách làm trắng davà trẻ hóa da bằng cách dùng các loại hóa mỹ ...[详细] -
An Giang: Liên tiếp bắt giữ thuốc lá ngoại nhập lậu số lượng lớn
Theo báo VTC thông tin, khoảng 21h40 ngày 22/4, nhận được tin báo xe &oci ...[详细] -
Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
Cảnh đổ nát sau các cuộc không kích của Isra ...[详细] -
Nghiên cứu mới: Rượu là nguy cơ gây ra chứng sa sút trí tuệ
Nghiên cứu này được tiến hành với sự tham gia của hơn một triệu người trưởng th& ...[详细] -
Sản phẩm vệ sinh âm đạo khiến phụ nữ dễ mắc hàng loạt bệnh phụ khoa
Một nghiên cứu cho biết các chất khử trùng âm đạo làm tăng nguy cơ ...[详细] -
Bị bọ ve cắn, một cô bé 5 tuổi bị tê liệt tạm thời
Các bác sĩ chẩn đoán, cô bé bị tê liệt bởi một chất độc thần ...[详细] -
Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
Chiều tối nay (5/9), Cơ quan CSĐT Công an TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho ...[详细] -
Chuyên gia cảnh báo, trà sữa trân châu có thể gây béo phì, tiểu đường
Chiến dịch có tên Rethink Your Asian Drink được ra đời với mục đích giúp ...[详细]
10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
Cho trẻ bú bình thời điểm nắng nóng kéo dài nguy cơ gây tiêu chảy
- Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- Hưng Yên: Phát hiện hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm nghiêm trọng kênh Bắc Hưng Hải
- Điều hòa treo tường Daikin lộ nhiều nhược điểm, khách hàng cần biết trước khi mua
- Thêm 5 người tử vong vì bong bóng giảm cân
- Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- Dùng lá trầu không đắp lên ngực con để thông đờm, chuyên gia cảnh báo chỉ là lời đồn
- Dùng thuốc động kinh trong thời kì mang thai khiến trẻ sơ sinh bị dị tật?