Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Trưa 10-5,o bxem kèo ngoại hạng anh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Đức Cường cho biết trong các tháng cuối năm 2024, dự báo biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan, khiến thiên tai diễn biến phức tạp, nhất là mưa, bão, lũ, ngập lụt.
Đáng chú ý là kịch bản tác động trên khá giống với hình thái diễn biến khí hậu năm 2020 (năm thiên tai diễn ra không theo quy luật, dị thường, khốc liệt đã gây ra thảm họa lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất lịch sử ở miền Trung, nhất là các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế).
Nắng nóng tiếp tục gia tăng mạnh từ tháng Sáu
Thông tin cụ thể, ông Cường cho biết El Nino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương) đang suy yếu dần và dự báo có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina (hiện tượng bề mặt biển ở trung tâm và phía Đông xích đạo Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường) trong các tháng cuối năm 2024.
Trong điều kiện khí hậu trên, ông Cường dự báo tại khu vực Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung, trong giai đoạn từ ngày 12 đến 31-5 có khả năng xuất hiện 2 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng.
Nhiệt độ cao nhất tại khu vực Đông Bắc Bộ phổ biến từ 35-38 độ C; khu vực Tây Bắc Bộ 36-39 độ C. Nhiệt độ cao nhất tại khu vực Trung Bộ phổ biến từ 36-39 độ C; riêng khu vực vùng núi phía Tây 39-41 độ C, có nơi trên 42 độ C.
Tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ ngày 11 đến 16-5 có thể xuất hiện đợt nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-38 độ C, ít mưa, độ ẩm thấp nhất từ 55-65. Trong giai đoạn nửa cuối tháng Năm ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa chuyển mùa, nắng nóng sẽ giảm dần.
Ngoài ra giai đoạn từ ngày 12 đến 16-5 ở khu vực Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa, có nơi mưa to và dông mạnh; nguy cơ xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ giai đoạn nửa cuối tháng Năm cũng sẽ có mưa chuyển mùa, mưa chuyển mùa cũng có nguy cơ cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Từ tháng 6-2024, ông Cường dự báo nắng nóng sẽ gia tăng về cường độ và mở rộng dần sang các nơi khác của khu vực Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn (so với trung bình nhiều năm) trong tháng 7 và 8-2024.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hoàng Đức Cường. (Ảnh: PV/Vietnam+)
“Do vậy người dân cần đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt. Tiếp đó, nắng nóng có xu hướng giảm dần từ nửa cuối tháng Tám ở Bắc Bộ và từ tháng Chín ở khu vực Trung Bộ," ông Cường lưu ý và nhấn mạnh với điều kiện trên ở khu vực Trung Bộ khả năng xuất hiện khô hạn kéo dài trong thời kỳ từ tháng 5 đến 8-2024, tập trung tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận.
Bão, lũ tập trung nhiều từ tháng 9 đến 11-2024
Về xu thế mưa bão, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hoàng Đức Cường thông tin từ tháng Sáu đến hết năm 2024 có khoảng 11-13 cơn trên Biển Đông và 5-7 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung từ tháng 9 đến 11-2024.
Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, thời gian mưa lớn xuất hiện chính ở khu vực Bắc Bộ sẽ tập trung vào khoảng thời gian từ tháng Bảy đến tháng Chín; từ cuối tháng Chín đến tháng 11-2024 ở khu vực Trung Bộ.
Trong điều kiện khí hậu trên, ông Cường dự báo mưa lớn cục bộ với cường suất lớn từ 50-100mm trong 3-6 giờ có khả năng xuất hiện nhiều trong thời gian tới, đề phòng gây sạt lở và lũ quét ở vùng núi, ngập úng đô thị.
Như vậy trong nửa đầu mùa mưa bão, thiên tai sẽ tập trung ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Với kịch bản La Nina xuất hiện, bão sẽ tập trung nhiều vào giai đoạn cuối năm, nhiều bão hình thành trên Biển Đông và tác động nhanh hơn đến đất liền vào nửa cuối của năm.
"Đáng chú ý, mưa lớn, bão, ngập lụt và nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền Trung trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 có dấu hiệu tương tự với mùa mưa bão năm 2020,“ ông Cường nhấn mạnh.
Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ông Cường cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thuỷ văn, hải văn trên phạm vi cả nước; ứng dụng công nghệ mới nhằm chi tiết hóa và truyền tải các thông tin dự báo; duy trì và phát triển các hình thức truyền tải bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tới người dùng như ứng dụng trên điện thoại di động, Facebook, Zalo, Youtube...
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị các địa phương, các công trình thủy điện,... rà soát điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa, bảo đảm hài hòa trong tích nước phục vụ sản xuất điện và cấp nước hạ du.