发布时间:2025-01-10 18:54:11 来源:88Point 作者:Cúp C2
Tiếp công dân là hoạt động thường xuyên,Đểcngtctiếpcngdnđạthiệuquảtrực tiếp bóng đá australia hôm nay có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước và quản lý hành chính.
Một buổi tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh tại Ban Tiếp công dân tỉnh.
Khoản 1, Điều 2, Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định: “Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm đón tiếp công dân để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật”.
Công tác tiếp công dân giúp cho cơ quan hành chính nhà nước nắm được tâm tư, nguyện vọng cùng những thông tin phản hồi, kiến nghị, góp ý của người dân. Bên cạnh đó, tiếp công dân là hoạt động thể hiện quyền dân chủ của Nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Tiếp công dân tỉnh, cho biết, tiếp công dân là công việc đặc thù, là khâu đầu tiên của quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó, nếu công tác tiếp công dân được làm tốt sẽ giảm được đơn thư gửi đến các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng khiếu kiện vượt cấp, củng cố niềm tin của người dân đối với cơ quan hành chính...
Trên địa bàn tỉnh, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo giải quyết đạt hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Đến nay, tỉnh đã thành lập 1 ban tiếp công dân cấp tỉnh và 8 ban tiếp công dân cấp huyện. Năm 2017, toàn tỉnh đã tiếp 2.853 lượt công dân, còn trong 4 tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng cũng đã tiếp trên 700 lượt công dân đến kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, phản ánh...
Qua công tác đối thoại, tiếp công dân cho thấy, không ít trường hợp nhờ làm tốt công tác tiếp công dân đã góp phần hạn chế được khiếu nại, khiếu kiện của người dân.
Đơn cử như trường hợp của ông Nguyễn Văn T., ở huyện Vị Thủy, đến Ban Tiếp công dân tỉnh để phản ánh về giá đất bồi thường của gia đình ông thấp hơn so với giá đất thực tế, tuy nhiên, qua gặp gỡ, trò chuyện, giải thích và tư vấn của cán bộ tiếp công dân và lãnh đạo tỉnh, ông T. đã hiểu quy định về chính sách bồi thường và giá đất nên không tiếp tục khiếu nại.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại hạn chế như: Số lượng đơn thuộc thẩm quyền giải quyết tại một số địa phương còn nhiều; việc giải quyết một số vụ khiếu nại còn để kéo dài quá thời gian quy định hay đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân còn hạn chế về trình độ, kỹ năng, nhất là ở cấp cơ sở...
Đồng thời, để có thể triển khai thực hiện đúng các quy định của Luật Tiếp công dân, việc bố trí cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho công tác tiếp công dân; lựa chọn và bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân đảm bảo về trình độ, năng lực, phẩm chất, có tinh thần trách nhiệm cũng là một trong những thách thức đối với các cơ quan hiện nay.
Tại buổi tiếp công dân định kỳ gần đây, ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết, trong thời gian qua, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo; các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tốt việc tiếp công dân theo Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật. Điều này thể hiện qua số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm, tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại bị sửa đổi thấp. Đặc biệt, hạn chế phát sinh vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp.
Qua đó, để có thể tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, đòi hỏi cần tiếp tục nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân; tăng cường đào tạo kỹ năng cho cán bộ làm công tác này, cũng như, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Điều 8, Luật Tiếp công dân quy định về trách nhiệm của người tiếp công dân: Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định; phải có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. Đồng thời, phải giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền hoặc hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết,… Bên cạnh đó, người tiếp công dân có quyền yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
相关文章
随便看看