Ông Nguyễn Đăng Vang,ămnữasữanộimớicóthểcungứngđủnhucầlivescore trực tuyến Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ với phóng viên TBTCO bên lề Hội thảo "Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm sữa vì sức khoẻ cộng đồng“ do Hiệp hội Sữa Việt Nam phối hợp với Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực Thực phẩm Việt Nam tổ chức sáng 9/9.
* Ông đánh giá như thế nào về tình hình sản xuất của ngành sữa nước ta hiện nay?
- Hiện nay, lượng sữa đầu vào cho sản xuất thành phẩm sữa của nước ta thiếu rất nhiều. Năm 2013, chúng ta phải nhập khẩu một lượng sữa rất lớn, lên đến hơn 1 tỷ USD. Điều đáng tiếc là, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất và đáp ứng được một lượng nhất định thì lại phải bỏ ra quá nhiều tiền để nhập.
Trong vòng 30 năm nữa, chúng ta có thể tăng tỷ lệ đáp ứng sữa cho thị trường trong nước lên đến 60%. Với 113 triệu người vào năm 2045, thì theo tính toán của chúng tôi vẫn phải nhập khẩu 3,6 tỷ USD kim ngạch sữa mỗi năm, mặc dù hiện tại, con số này mới chỉ hơn 1 tỷ USD. Ông Nguyễn Đăng Vang |
Trước đó, vào năm 2007, đàn bò sữa đã bị giảm mạnh. Sau đó vài năm, các DN trong ngành sữa mới thấy rằng, cần phải khôi phục để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng theo cấp số nhân. Lúc đó, DN mới cùng nhau cải tiến và cho ra kết quả bước đầu như hiện nay.
Theo số liệu thống kê đến nay, tổng đàn bò sữa của Việt Nam là 200.400 con, tăng 14% so với cả năm 2013 và tăng 67% so với năm 2010. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chỉ mới đáp ứng được hơn 20% nhu cầu trong nước.
* Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, lượng sữa nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường trong nước. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
- Tốc độ tiêu dùng sữa của Việt Nam hiện nay rất lớn, mặc dù trong suốt 14 năm qua (kể từ năm 2000), sữa tăng trưởng tới 26,6% nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu, nguyên liệu sữa đầu vào vẫn thiếu, phải nhập khẩu lượng lớn.
Tính chung trong 14 năm qua, chúng ta phải nhập khẩu sữa trung bình tăng 14%. Trong khi tăng trưởng kinh tế chỉ từ 5,3 – 8,0% mà nhập khẩu tăng đến 14%. Tôi làm phép so sánh trên để thấy đây là một con số đi ngược lại với khả năng tăng trưởng về kinh tế.
Chúng tôi dự đoán, trong vòng 30 năm nữa, chúng ta có thể tăng tỷ lệ đáp ứng sữa cho thị trường trong nước lên đến 60%, còn lại vẫn phải nhập khẩu 40%. Với 113 triệu người vào năm 2045, thì theo tính toán của chúng tôi vẫn phải nhập khẩu 3,6 tỷ USD một năm. Mặc dù hiện tại, con số này mới chỉ hơn 1 tỷ USD.
* Ông vừa cho biết, nguồn nguyên liệu sữa của chúng ta sẽ chủ động được trong thời gian tới để giảm nhập khẩu. Vậy xin ông cho biết, về chất lượng sữa thì như thế nào ạ?
- Hiện nay, chúng ta đã nhập về một lượng bò với chất lượng rất tốt, chăn nuôi với một quy trình đảm bảo chặt chẽ. Trong tương lai, loại hình này sẽ còn phát triển cao hơn nữa, bởi vì qua nghiên cứu cho thấy, nếu đàn bò sữa của một hộ gia đình có trên 100 con thì chất lượng quản lý sẽ tốt hơn, giá thành sẽ thấp hơn.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu chúng ta có trang trại với quy mô 1000 con bò trở lên thì lợi nhuận sẽ rất cao và giá thành thấp đi. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam, những trang trại bò từ 500-1000 con, đặc biệt là hơn 3.000 con đều thấy có hiệu quả cao. Chính điều này đã và đang khuyến khích các DN đầu tư vào trang trại lớn. Tất nhiên, khi làm được như vậy thì chất lượng sữa sẽ được nâng cao, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tính chung trong 14 năm qua, chúng ta phải nhập khẩu sữa trung bình tăng 14%. Ảnh: ST |
* Vậy nguồn nguyên liệu khi đã chủ động được với tỷ lệ cao hơn thì giá thành của sữa có giảm so với hiện nay không, thưa ông?
- Giá sữa đang bán ra thị trường (trừ sữa bột vì do còn yếu tố thương hiệu), sữa nước có giá ngang với mặt bằng chung so với các nước trong khu vực.
Chúng ta thấy sữa ở một số nước châu Âu rẻ là do chính sách của các nước này. Họ ra chính sách sữa thanh trùng rẻ hơn sữa tiệt trùng, trong khi sữa thanh trùng có chất lượng tốt hơn. Còn ở Việt Nam, chúng ta lại sử dụng sữa tiệt trùng do tập quán chưa có ý thức sữa phải được để lạnh nên chúng ta vẫn bắt buộc phải làm sữa tiệt trùng với mức giá thành cao hơn.
* Vậy theo ông, chúng ta cần có khắc phục hay chính sách như thế nào để giá sữa đến với người tiêu dùng hợp ý hơn?
- Chúng ta phải tăng năng suất sữa trên một con bò, hiện tại là 5,2 tấn, chúng ta phải đưa lên khoảng 6-7 tấn như của Đài Loan, hay cao hơn nữa là Nhật Bản với 9 tấn. Làm được như vậy thì chắc chắn giá sữa sẽ giảm. Muốn làm được, chúng ta phải thay đổi được tập quán nuôi bò từ việc chế biến thức ăn cho đến chăm sóc, đến bảo quản sữa,…
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sữa thì chúng ta không chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu các dây truyền sản xuất hiện đại mà còn phải đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú trọng cho nhân lực đào tạo về cách làm phomat tại các nước có nhiều kinh nghiệm.
Chính sách sản xuất sữa bò trong nước là một chiến lược mà mọi quốc gia đều mong muốn làm được. Và Việt Nam hoàn toàn có thể làm được nhờ nhiều lợi thế về khí hậu, về tự nhiên, về nhân lực,…Vì vậy, nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích và cụ thể hơn nữa nhằm phát triển ngành chăn nuôi và ngành sữa Việt Nam.
* Xin cảm ơn ông!
Tuấn Linh